Để chứng minh cho luận điểm của mình, ông Sivkov lấy ví dụ là hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) do Mỹ chế tạo.
"Hệ thống THAAD có tầm bắn ngắn hơn và không có khả năng tấn công các mục tiêu ngoài đường chân trời. Ngoài ra, nó chỉ là một hệ thống chống tên lửa đạn đạo, được thiết kế để bắn hạ các loại tên lửa đạn đạo" - Sivkov nói.
Trong khi đó, theo Sivkov, S-400 có nhiều khả năng hơn. Hệ thống này được Nga phát triển để đáp trả sáng kiến phòng thủ chiến lược (SDI), hay còn được biết đến là "Chiến tranh giữa các vì sao", của cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan.
Hệ thống phòng không S-400 tại một triển lãm quân sự.
Điểm độc đáo đầu tiên của S-400 là tầm bắn xa.
Sivkov giải thích: "S-400 có khả năng tấn công các mục tiêu ở độ cao lên tới 300km. Điểm đặc biệt thứ 2 là khả năng "bắn - quên". Các tên lửa được lắp đặt một thiết bị điều khiển có khả năng khóa mục tiêu và phá hủy nó.
Không giống như các hệ thống của Mỹ, S-400 không cần phải theo dõi mục tiêu".
Bên cạnh đó, Sivkov cho biết, S-400 là tổ hợp tên lửa duy nhất trên thế giới có khả năng tấn công các mục tiêu ngoài đường chân trời. Hệ thống còn được bảo vệ tốt chống lại các thiết bị tác chiến điện tử.
Cho tới nay, mới chỉ có Trung Quốc ký hợp đồng mua hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến bậc nhất này nhưng có khả năng nhiều quốc gia khác sẽ trở thành khách hàng của Nga trong thời gian tới.
Ả-rập Xê-út được cho là đang có ý định mua S-400 và một thỏa thuận vũ khí trị giá 10 tỷ USD có thể sẽ được Nga ký kết với Ấn Độ trong chuyến thăm của Thủ tướng Narendra Modi tới Moscow trong tháng 12.
S-400 Triumf trong một cuộc tập trận. Nguồn: Sputnik.