Thời báo Hoàn Cầu đăng tải bài viết của Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phân tích chính trị và quân sự Nga Khramchikhin cho rằng, Không quân Trung Quốc trang bị số lượng máy bay chiến đấu và trực thăng đứng đầu thế giới, vượt qua các quốc gia khác, về chất lượng tuy có lạc hậu hơn các cường quốc trên thế giới nhưng cũng đã được khắc phục đáng kể.
Sau đây là nội dung bài viết:
Chuyên gia Nga cho rằng, Không quân Trung Quốc trong thời gian ngắn đã tiến hành thay mới về chất lượng đáng kể, với tốc độ rất nhanh. Về phương diện lượng sản xuất máy bay chiến đấu và trực thăng, Trung Quốc vẫn giữ vị trí số 1 thế giới, vượt qua các nước lớn khác như Mỹ.
Giống với các quân chủng khác trong quân đội Trung Quốc, Không quân Trung Quốc chủ yếu trang bị thiết bị sao chép kỹ thuật hàng không của Liên Xô, Nga và phương Tây (chủ yếu là Pháp), và các sản phẩm tự sản xuất trong nước. Trung Quốc đang thay thế các thiết bị cũ bằng thiết bị hiện đại một cách nhanh chóng, tuy nhiên trong tương lai tạm thời vẫn chưa thể chiếm được vị trí chủ đạo.
Máy bay chiến đấu/ném bom
Hiện nay Không quân Trung Quốc có 36 máy bay H-6A cũ, 68 máy bay H-6H/M/K mới. Ngoài ra, còn có 112 máy bay tiêm kích-bom JH-7.
Nền móng của lực lượng tiêm kích Không quân Trung Quốc là máy bay tiêm kích hạng nặng Su-27/J-11 và Su-30/J-16. Hiện Không quân Trung Quốc có 69 máy bay Su-30 và ít nhất 259 máy bay Su-27/J-11, trong đó bao gồm hơn 80 máy bay J-11B/BS.
Máy bay tiêm kích hạng nhẹ hiện đại của Không quân Trung Quốc gồm 250 chiếc J-10 sử dụng thiết bị của Nga và Trung Quốc tự sản xuất..
Triển vọng về máy bay tiêm kích hạng nặng J-20 và hạng trung J-31 thế hệ 5 của Trung Quốc tạm thời chưa rõ. Việc sản xuất của J-31 có thể còn dùng để xuất khẩu, nhưng cũng không loại trừ khả năng nghiên cứu phiên bản trên hạm. Hiện tại 2 loại máy bay này đã ra mắt một số nguyên mẫu thử nghiệm và cho thấy chúng đã đạt yêu cầu của máy bay chiến đấu thế hệ 5. Tuy nhiên, khi nào được sản xuất hàng loạt và số lượng sản xuất bao nhiêu hiện chỉ có thể là những suy đoán.
Bên cạnh đó, Không quân Trung Quốc trang bị khoảng 230 máy bay J-8.
Số lượng máy bay cũ trang bị trong Không quân Trung Quốc nhiều nhất là J-7 với 750 chiếc. Hiện tại máy bay xuất khẩu JF-17 mà Pakistan được cấp phép sản xuất là trên nền tảng của J-7.
Máy bay không người lái
Về trình độ phát triển máy bay không người lái, Trung Quốc ngang hàng với Mỹ và Israel. Ngoài số máy bay trinh sát không người lái, Trung Quốc còn nghiên cứu máy bay tấn công không người lái như Dực Long, Lợi Kiếm, WJ-600 và một loạt thiết bị bay không người lái đặc biệt. Hiện vẫn chưa rõ các máy bay này liệu đã bắt đầu trang bị cho quân đội Trung Quốc chưa. Ngoài ra, máy bay J-7 và J-6 ngừng hoạt động cũng đang được cải tiến thành máy bay tác chiến không người lái. Các máy bay này sẽ sử dụng để phá vỡ hệ thống phòng không đối phương.
Máy bay cảnh báo sớm/tác chiến điện tử/tiếp dầu
Lô máy bay cảnh báo đầu tiên của Trung Quốc được phát triển trên cơ sở của Y-8 (thiết kế dựa trên máy bay An-12 của Liên Xô). Trung Quốc có 4 máy bay Y-8T, 5 máy bay KJ-200, ngoài ra còn có 4 máy bay KJ-2000 (lấy máy bay cảnh báo A-50 của Nga làm nền móng nhưng sử dụng radar của Trung Quốc).
Máy bay tác chiến điện tử mà Không quân Trung Quốc đều dựa trên cơ sở máy bay Y-8, hiện nay Không quân Trung Quốc có 22 máy bay. Để đảm bảo cho việc phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo, Trung Quốc còn sử dụng 2 máy bay Boeing 737 Lille, 3 máy bay Learjet-35 và một số máy bay Tu-154 còn lại.
Máy bay tiếp dầu trên không của Trung Quốc có 8 máy bay H-6U (tiền thân của máy bay ném bom J-6).
Máy bay vận tải/huấn luyện
Máy bay vận tải và máy bay chở khách Vip của Không quân Trung Quốc gồm khoảng hơn 600 chiếc các loại. Hiện nay, Trung Quốc đang dần ngừng sử dụng đối với Tu-154, Y-5, Y-7, Y-8, máy bay IL-76 mua từ Nga và sẽ sớm bắt đầu sản xuất số lượng lớn máy bay vận tải Y-20 của nước này.
Về phương diện máy bay huấn luyện, hiện Không quân Trung Quốc trang bị 190 máy bay JL-8 hiện đại, 26 máy bay JL-9 kiểu mới nhất và gần 400 máy bay CJ-6 cũ (sao chép của Yak-18).
Trực thăng
Phần lớn trực thăng được trang bị cho không quân của Lục quân và Hải quân. Không quân chỉ có số ít trực thăng vận tải, trực thăng vận chuyển khách và trực thăng cứu hộ, trong đó có trực thăng Z-9 và Z-8 do Trung Quốc tự sản xuất.
Hệ thống phòng không
Nền móng hệ thống phòng không mặt đất của Không quân Trung Quốc là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 của Nga, tổng cộng Trung Quốc có 25 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn có 8 thiết bị phóng, mỗi thiết bị phóng trang bị 4 quả tên lửa đất đối không.
Trên cơ sở tên lửa S-300 Trung Quốc đã nghiên cứu ra hệ thống tên lửa phòng không HQ-9. Hiện nay Trung Quốc trang bị ít nhất 4 tiểu đoàn tên lửa HQ-9 và vẫn đang tiếp tục sản xuất thêm.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung của Trung Quốc chủ yếu là tên lửa HQ-12 (KS-1A) sản xuất trong nước. Ngoài ra còn có tên lửa HQ-16.
Về hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn, Trung Quốc trang bị hơn 60 hệ thống phòng không HQ-7 (sao chép hệ thống tên lửa phòng không Viper), ít nhất 24 hệ thống phóng tên lửa HQ-6D. Trung Quốc còn có gần 100 tiểu đoàn tên lửa HQ-2 cũ (sao chép của S-75 của Liên Xô), trong đó một số hệ thống tên lửa phòng không đã được tiến hành nâng cấp, trang bị radar sử dụng cho HQ-12.
Không quân Trung Quốc có khoảng gần 16.000 khẩu pháo phòng không, phần lớn đã cũ, hầu như không thể đảm bảo nhiệm vụ phòng vệ đối không hiệu quả.
Thực lực chiến đấu rất mạnh
Nhìn chung, Không quân Trung Quốc có thực lực chiến đấu rất mạnh, mà thực lực này vẫn đang được tăng cường, bằng việc tiếp tục sản xuất máy bay H-6H/M/K, JH-7, J-11B/BS, J-16, J-10.
Những máy bay cũ đang dựa vào nguyên tắc 1:1 để thay thế, đồng thời ít nhất có một số máy bay cũ đang được cải tiến thành máy bay tác chiến không người lái. Điều này cho thấy Không quân Trung Quốc đang thu hẹp nhanh chóng về khoảng cách chất lượng với nước phương Tây và Nga, phương diện thiết bị kỹ thuật lạc hậu cũng đã được khắc phục với tốc độ rất nhanh.
Tốc độ sản xuất máy bay chiến đấu hiện đại tương đối nhanh, phi đội máy bay tác chiến tương đối mới, hoàn toàn bổ sung cho những thiếu sót về chất lượng, giúp Không quân Trung Quốc có thể trở thành không quân mạnh nhất trên thế giới trong thời gian gần.
Ngoài ra cũng cần phải lưu ý, lực lượng không quân Hải quân Trung Quốc cũng khá mạnh, trang bị máy bay giống với của Không quân, số lượng cũng đáng kể, số lượng máy bay tiêm kích-ném bom JH-7 của không quân Hải quân thậm chí nhiều hơn so với Không quân, điều này sẽ củng cố thêm sức mạnh chiến đấu của không quân Trung Quốc.
Nhược điểm của Không quân Trung Quốc là chất lượng động cơ máy bay kém, thiếu thiết bị dẫn đường chính xác, các hệ thống tác chiến trung tâm mạng không giống nhau, đặc biệt là máy bay cảnh báo sớm và máy bay tác chiến điện tử. Tuy nhiên, những thiếu sót này không thể nói là nguy hiểm, vì sự khác biệt giữa động cơ sản xuất trong nước của Trung Quốc với nước người chỉ là tuổi thọ thấp, nhưng điều này có thể được bù đắp bằng cách mở rộng số lượng sản phẩm để thay thế.
Ngoài ra, hiện nay Trung Quốc đang triển khai công tác nghiên cứu chế tạo động cơ máy bay với quy mô lớn. Đồng thời những thiếu sót của vũ khí dẫn đường chính xác cũng hoàn toàn có thể được khắc phục bằng cách tăng cường số lượng đạn thông thường để bổ sung.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của chuyên gia Khramchikhin