Chương trình hiện đại hóa quân đội Nga có nguy cơ thất bại

Anh Tuấn |

Nỗi lo lớn nhất của chương trình hiện đại hóa quân sự của Nga là, nếu không cẩn thận, “Chi phí tối đa, hiệu quả tối thiểu” sẽ trở thành thực tế.

Phần lớn sự chú ý đối với những kế hoạch đầy tham vọng của Nga nhằm thay thế lực lượng vũ trang của họ đã chú ý đến vấn đề cung cấp vũ khí, bao gồm những hệ thống và tính năng mà quân đội đang muốn có hiện nay.

Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây đã tái khẳng định sự theo dõi chặt chẽ đối với chương trình hiện đại hóa đầy tham vọng mà ông đã tiến hành kể từ khi quay lại ghế Tổng thống vào năm 2012.

Máy bay Sukhoi PAK-FA T-50, máy bay thế hệ thứ năm của Nga.

Tuy nhiên, sự chững lại được báo trước của nền kinh tế Nga (một phần do lệnh cấm vận của phương Tây, phần khác do sự sụt giảm giá dầu đến gần 30% kể từ mùa hè đến nay) sẽ buộc Kremlin phải chi tiêu quốc phòng cẩn trọng hơn.

Ném đi một khối lượng tiền lớn để giải quyết vấn đề đã không còn là một lựa chọn khả dĩ nữa.

Sản xuất khí tài quân sự đương nhiên rất quan trọng nhưng nếu chỉ nhìn vào từng vấn đề cùa Nga hiện nay, bao gồm loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm sẽ được đưa vào phục vụ hay không, hay một loại tên lửa đạn đạo hạt nhân mới, hay tập trung vào những thông số của những loại xe thiết giáp mới, v.v… có thể sẽ bỏ qua vấn đề lớn hơn.

Cụ thể là việc liệu Nga có thể gánh được những chi phí của một hệ thống quốc phòng thế kỷ 21 hay không?

Tổng thống Vladimir Putin, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Sergei Shoigu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Anton Siluanov và Phó thủ tướng trực tiếp điều hành hệ thống công nghiệp quân sự Dmitry Rogozin, sẽ phải vật lộn với câu hỏi trên.

Dưới đây là 3 thách thức chính mà họ sẽ phải đối mặt:

Việc Pháp quyết định ngừng bàn giao tàu chở trực thăng Mistral đã nói lên thách thức đầu tiên, đó là sự cô lập của Nga đối với thị trường quốc tế, đặc biệt là về khả năng mua bán và nền tảng mà Nga hiện không thể có được từ nền công nghiệp trong nước.

Sự hợp tác quốc phòng với các công ty Ý và Đức cũng bị đe dọa bởi NATO đã kêu gọi các thành viên hạn chế hợp tác quốc phòng với Moscow.

Hơn nữa, ngay cả với những sự kiện đã diễn ra, quân đội Nga vẫn tiếp tục phụ thuộc vào các linh kiện được các công ty Ukraine sản xuất để trang bị.

Mặc dù chính phủ Ukraine đã ra quyết định một cách vội vàng cấm buôn bán khí tài quân sự để sử dụng trong Lực lượng Vũ trang Nga và một số công ty đã tìm cách xuất khẩu cho các bên trung gian để sau đó được bán lại cho quân đội Nga hay lợi dụng những lỗ hổng pháp lý để bán các linh kiện cho Belarus, Ukraine có thể không phải là nguồn cung ổn định trong tương lai.

Thương vụ Mistral bị đình lại là một trong những hệ quả của lệnh cấm vận đối với Nga.

Còn về một số những lĩnh vực công nghệ cao, bao gồm hệ thống tự lái và thiết bị điện tử để chỉ huy và điều khiển quân đội tốt hơn, Nga đã quay sang các đối tác như Israel, hiện là những người dẫn dầu trong lĩnh vực này.

Vậy nhưng theo nguồn tin từ Israel, dưới sức ép từ phía Mỹ, Israel đã từ bỏ những hợp động phụ trợ bằng việc giới hạn những thứ có thể bán cho quân đội Nga.

Ngay cả Ấn Độ, đối tác lâu năm của Nga, nơi hợp tác song phương đã có những kết quả đáng kinh ngạc như tên lửa hành trình BrahMos, cũng đang xem xét liệu thiết lập quan hệ lâu dài với ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ sẽ có lợi hơn hay không.

Những thế lực đang lên khác, bao gồm Brazil và Nam Phi, có thể quan tâm đến việc thiết lập quan hệ với Nga.

Nhưng mặc dù những nước này có thể cung cấp kinh phí cho những thương vụ vũ khí lớn mới, họ không có vị thế để cung cấp những linh kiện tối tân trong những dự án hợp tác phát triển vũ khí.

Nhận ra vấn đề này, ông Rogozin đã luôn kêu gọi Nga củng cố nền kinh tế nội địa và bớt phụ thuộc vào những nguồn cung từ bên ngoài, cụ thể là với những linh kiện công nghệ cao (phía công nghiệp năng lượng cũng có cùng yêu cầu.

Đây là những công ty có những kế hoạch phát triển khu vực Bắc cực Nga và những nguồn khí đốt đặc biệt bị ngăn trở do lệnh cẩm vấn khiến các công ty phương Tây không thể vận chuyển những công nghệ cần thiết vào thị trường Nga).

Theo ông, nguồn tiền dự trữ quốc gia của Nga có được từ việc xuất khẩu năng lượng có thể sử dụng để thúc đẩy công cuộc tái công nghiệp hóa của Nga.

Tuy nhiên, thách thức ở đây là liệu Kremlin có thể đóng vai trò nhà đầu tư hiệu quả hay không, hay là chỉ đưa vào một số lượng tiền lớn mà cuối cùng dẫn đến việc lãng phí hay đi chệch mục tiêu ban đầu.

Điều quan trọng đối với nước Nga lúc này là tránh được sai lầm của thời Liên Xô cũ, tức là chi tiêu quốc phòng không được tràn ra mảng dân sự trong việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ cho một thị trường dân sự lớn hơn, và đầu tư quân sự sẽ giúp bơm tăng trưởng kinh tế chung.

Kế hoạch hỗ trợ khoảng 28 tỷ USD vào nền công nghiệp hàng không trong vòng một thập kỷ tới sẽ là một bài kiểm tra lớn.

Khoản đầu tư này có thể đẫn đường cho việc sản xuất hàng loạt các phi cơ chiến đấu thế hệ tiếp theo như máy bay PAK-FA, một trong những sản phẩm rất quan trọng đối với công cuộc giữ vững sức mạnh quốc phòng trên không của Nga và có thể sẽ hấp dẫn đối với những khách hàng sẵn sàng trả giá cao ở nhiều nơi trên thế giới.

Nhưng bên cạnh việc tái thiết những nhà máy cung cấp máy bay và trực thăng quân sự, thách thức sẽ là liệu Nga, hoặc là tự mình hoặc là bằng cách hợp tác với Trung Quốc, có thể nắm được một thị phần lớn trên thị trường thế giới dành cho máy bay chuyên chở và trực thăng dân sự hay không.

Thách thức tương tự cũng tồn tại trong ngành đóng tàu và chế tạo xe tải, đối với những công ty có thể sản xuất sản phẩm cả cho mục đích quân sự cũng như thỏa mãn nhu cầu của người dân và tìm được thị trường xuất khẩu.

Phụ thuộc vào viện trợ chính phủ khổng lồ sẽ không đủ, và kết quả ban đầu là tạo nền những hãng quốc phòng đủ vốn để giữ lại nhân lực có kỹ năng để tiếp tục nghiên cứu và phát triển.

Liệu quan hệ hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc sẽ giúp Nga phát triển quân sự?

Mặc dù kế hoạch Skolkovo (một kế hoạch xây dựng khu tập trung công ty công nghệ cao) có thể đã bị đình lại, nhưng quá trình công nghiệp hóa của Nga vẫn cần phải phát triển những khu vực của đất nước muốn đẩy mạnh đổi mới và phát triển công nghệ và sau đó có thể sử dụng để nâng cấp và hiện đại hóa nền tảng công nghiệp của Nga.

Việc Liên Xô muốn lập nên khu nghiên cứu Akademgorodok vào những năm 1960 đã nhận thấy như cầu trí tuệ nhằm tạo nên một không gian để nghiên cứu và thử nghiệm, nhưng cuối cùng đã không thể kết nối mục đích kinh doanh trí tuệ đối với nền kinh tế chung khi nó đang cần tăng trưởng và những sản phẩm mới.

Những đề xuất đầy tham vọng để công nghiệp hóa nhà nước sẽ sụp đổ mà không thể tạo nền một làn sóng sáng tạo mới, vốn chỉ có thể đến nhờ những cải cách tự do.

Thách thức thứ ba là, bên cạnh việc có được công nghệ cần thiết và tái cơ cấu nền công nghiệp để sản xuất, là có được một lực lượng quân sự đủ sức sử dụng nó.

Cung cách tiếp cận của Nga đối với lực lượng quân sự trong quá khứ là tạo nên một lực lượng lớn, thay vì một lực lượng nhỏ nhưng lại có tính chuyên nghiệp cao.

Phần lớn các chuyên gia quốc phòng Nga đều nhận thấy việc thực thi chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với người dân không đưa đến một lực lượng quân sự hiệu quả hơn.

Đó là lý do vì sao người ta đã thấy sự chuyển đổi nhanh chóng tới việc chuyên nghiệp hóa lực lượng vũ trang bằng cách thúc đẩy các công ty quân sự tư nhân.

Mục tiêu hiện tại của Nga là kêu gọi mỗi năm được 50.000 lính chuyên nghiệp với mục đích có được một nửa lực lượng quân đội hiện có là lính chuyên nghiệp vào năm 2017.

Tuy nhiên, để làm được việc này, lương và phúc lợi phải tăng lên, không chỉ để đạt được mục tiêu tuyển quân hiện tại, mà còn để những hợp đồng của binh lính hiện có, cụ thể là các hạ sĩ quan, có động cơ để tái ký hợp đồng.

Bản thân chính phủ cũng cần phải xây dựng hình ảnh rằng, nhập ngũ không phải chỉ là một nghĩa vụ quốc gia, mà là một hướng đi sự nghiệp đáng chú ý và là con đường để giai cấp trung lưu Nga tồn tại.

Vậy nhưng, vào thời điểm chính phủ Nga đang tìm cách cắt giảm chi phí xã hội, gia tăng phúc lợi để thúc đẩy đi lính tự nguyện sẽ đi ngược lại mong muốn của chính phủ.

Nga cũng ít khả năng theo chân Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc hay Ai Cập, nhằm tạo nên những hiệp hội quân sự sẽ trở thành những cổ đông lớn của các công ty quân sự (và nhờ đó mới có dòng lợi nhuận ổn định từ lãi cổ phiếu và thu nhập của công ty).

Ba thách thức trên không được tách rời khỏi vấn đề kinh tế - chính trị đã bám lấy nhiệm kỳ của Putin. Và nó cũng không thể vượt qua chỉ bằng chi một khoản tiền lớn.

Kết luận cuối cùng đối với chi phí khổng lồ của Á Vận Hội mùa đông Sochi 2014, đó là “chi phí tối đa, hiệu quả tối thiểu” có thể trở thành thực tế đối với chương trình hiện đại hóa quân đội nếu những vấn đề lớn không được giải quyết.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại