Cho cường kích A-10 "về vườn", Mỹ sẽ mua máy bay nào thay thế?

Nhật Minh |

Có ít nhất 3 mẫu máy bay được các nhà phân tích đánh giá là có thể thay thế cường kích A-10 của Không quân Mỹ.

Theo một bài viết trên tờ The Washington Post (Mỹ):

Kế hoạch tạm ngừng sử dụng cường kích A-10 trong thời gian tới đã làm dấy lên sự phẫn nộ từ phía những người ủng hộ mẫu máy bay này trong quân đội Mỹ, cũng như sự lo lắng tại Tòa Quốc hội.

Bên cạnh đó là những câu hỏi từ phía các nhà phân tích về việc tiêm kích tàng hình F-35 có thể vận hành với chi phí đủ rẻ để hỗ trợ lực lượng mặt đất thường xuyên hay không.

Tuy nhiên, còn có một câu hỏi khác, đó là quân đội Mỹ có thể chọn mẫu máy bay nào thay thế nếu cuối cùng họ quyết định rằng, họ cần một loại máy bay mới để thực hiện nhiệm vụ yểm trợ tầm gần cho bộ binh (CAS)?

Tháng 1 vừa qua, thư ký Không quân Mỹ Deborah James cho biết:

Nhiệm vụ CAS đã được nhiều loại máy bay khác nhau đảm nhiệm trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, cường kích A-10, biệt danh “Warthog” được ưa chuộng vì khả năng di chuyển trong nhiều giờ trên chiến trường và khả năng tấn công máy bay chiến đấu, xe tăng hoặc các xe quân sự khác của đối phương.

Thậm chí ngay cả khi sắp phải “nghỉ hưu”, A-10 vẫn đang thực hiện khoảng 11% số phi vụ tấn công nhằm vào Tổ chức Hồi giáo tự xưng IS.

Cường kích A-10 được ưa chuộng vì khả năng di chuyển trong nhiều giờ trên chiến trường và khả năng tấn công máy bay chiến đấu, xe tăng và các xe quân sự khác của đối phương.

Cường kích A-10 được ưa chuộng vì khả năng di chuyển trong nhiều giờ trên chiến trường và khả năng tấn công máy bay chiến đấu, xe tăng và các xe quân sự khác của đối phương.

Hôm thứ Sáu tuần trước, Tướng Không quân Mỹ Herbert “Hawk” Carlisle, Tư lệnh Bộ Tư lệnh tác chiến không quân đã để ngỏ khả năng rằng, Không quân Mỹ có thể sẽ cần một mẫu máy bay khác để thực hiện nhiệm vụ CAS.

Ông Carlisle tạm gọi mẫu máy bay này là “A-X”, trong đó chữ “A” có nghĩa nhiệm vụ chính của nó sẽ là tấn công lực lượng mặt đất của đối phương (Đối với máy bay chiến đấu thì chữ cái ký hiệu đầu tiên sẽ là “F”).

Tuy nhiên, Không quân Mỹ không định đầu tư cho kế hoạch này sớm.

Thay vào đó, họ dự định cho nghỉ hưu các cường kích A-10 và dựa vào những máy bay chiến đấu hiện có như F-15 Strike Eagle và F-16 Fighting Falcon để thực hiện nhiệm vụ CAS.

Các quan chức quốc phòng Mỹ muốn sau này F-35 sẽ đảm nhận nhiệm vụ CAS, tuy nhiên, không rõ phải mất bao lâu điều đó mới thực hiện được.

Theo các quan chức quốc phòng cấp cao, việc loại bỏ 283 chiếc A-10 của Không quân Mỹ sẽ giúp tiết kiệm 3,7 tỷ USD trong 5 năm.

Ông Carlisle cho biết, những câu hỏi về “khả năng” đã mở ra cơ hội cho một mẫu máy bay “A-X”.

Theo ước tính của Lầu Năm Góc, mỗi biến thể của F-35 hiện tiêu tốn 30.000 USD mỗi giờ bay, tuy nhiên, một số người chỉ trích cho rằng mức chi phí này vẫn ít hơn con số thực tế.

Trong khi đó, theo một bản phân tích của tạp chí The Atlantic, chi phí bay của A-10 chỉ gần 11.500 USD.

A-10 và máy bay có thể tiếp nối nhiệm vụ của nó sẽ khó chiến thắng trong các cuộc không chiến với những máy bay chiến đấu tiên tiến.

Tuy nhiên, trong nhiệm vụ chống lại những nhóm phiên quân hoành hành trong năm ngoái, chúng vẫn tỏ ra hiệu quả trong khi có mức chi phí thấp.

Dưới đây là một số mẫu máy bay dành cho nhiệm vụ CAS mà các nhà phân tích đang thảo luận:

A-29 Super Tucano

Quân đội Mỹ đã nghiên cứu thấu đáo loại máy bay phản lực cánh quạt này để trang bị một số lượng lớn cho lực lượng Không quân Afghanistan mới thành lập. Đây là lực lượng đang được Lầu Năm Góc tài trợ và huấn luyện.

20 chiếc đầu tiên đã được chuyển đến căn cứ không quân Moody ở bang Georgia (Mỹ) vào tháng 9/2014, khi Không quân Mỹ chuẩn bị huấn luyện phi công Afghanistan tại đó.

Một chiếc A-29 Super Tucano bay trên căn cứ không quân Moody

Máy bay Super Tucano mà Không quân Mỹ gọi là A-29 do công ty hàng không Embraer của Brazil chế tạo và đã được nhiều quân đội trên thế giới sử dụng.

Chi phí cho mỗi giờ bay của A-29 vào khoảng 1.000 USD.

A-29 có thể được trang bị nhiều loại bom và súng máy. Nhiều quân đội các nước châu Phi đang phải đối phó với lực lượng nổi dậy đã thể hiện sự quan tâm tới mẫu máy bay này.

Phiên bản mà lực lượng Afghanistan sử dụng do công ty Embraer và Tập đoàn Sierra Nevada hợp tác sản xuất tại Mỹ.

Tuần trước, Tướng Joseph Campbell, chỉ huy lực lượng Mỹ tại Afghanistan cho hay, phải tới tháng 12 năm nay, Afghanistan mới nhận được chiếc A-29 đầu tiên.

Scorpion

Máy bay Scorpion do công ty Textron – liên doanh của Bell Helicopter, Cessna và một số công ty hàng không lớn khác phát triển.

Scorpion được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2013 và gần đây, theo phía công ty, máy bay đã đạt 300 giờ bay trong các cuộc thử nghiệm.

Scorpion được cho là một ứng viên tiềm năng thay thế A-10

Scorpion được cho là một ứng viên tiềm năng thay thế A-10

Chi phí cho mỗi giờ bay của Scorpion vào khoảng 3.000 USD. Textron quảng bá rằng, Scorpion là một lựa chọn giá rẻ để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ an ninh hàng hải, CAS và các nhiệm vụ giám sát.

Ông Carlisle đã để ngỏ khả năng Không quân Mỹ sẽ mua các máy bay Scorpion khi được hỏi về loại máy bay này vào hôm thứ Sáu.

Carlisle cho biết những mẫu máy bay khác cũng có thể được lựa chọn nhưng không đề cập cụ thể tên của chúng.

Scorpion đã thu hút sự quan tâm của nhiều lực lượng quân đội trên thế giới. Tại triển lãm quốc phòng IDEX diễn ra tại Abu Dhabi vào tháng trước, mẫu máy bay này cũng được trưng bày.

AT-6

Máy bay AT-6 của Beechcraft đã được Không quân Mỹ sử dụng làm máy bay huấn luyện trong nhiều năm. Nó còn được nhiều quân đội của các nước khác sử dụng, trong đó có Iraq và Mexico.

Trong quá khứ, AT-6 cũng từng cạnh tranh với Super Tucano để giành các hợp đồng.

Beechcraft AT-6 từng cạnh tranh với Super Tucano để giành được các hợp đồng lớn.

Beechcraft AT-6 từng cạnh tranh với Super Tucano để giành được các hợp đồng lớn.

Phiên bản mà Không quân Mỹ sử dụng còn được biết đến với tên gọi Texan II.

Raytheon dự định tích hợp tên lửa mini Griffin vào mẫu máy bay này trong tương lai để tăng cường sức mạnh hỏa lực của nó.

Tên lửa Griffin đã được trang bị trên các máy bay khác của Không quân Mỹ, trong đó có phiên bản KC-130 Gunship với hệ thống vũ khí Harvest Hawk đầy uy lực.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại