Đài tiếng nói nước Nga đăng tải bài viết cho hay toàn bộ phi đội tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-35 của Mỹ đã phải ngừng bay sau vụ hỏa hoạn xảy ra với một tiêm kích F-35 hồi tháng trước. Kế hoạch đưa F-35 tham gia triển lãm hàng không Farnborough tại Anh cũng vì vậy mà bị ảnh hưởng.
Theo chuyên gia Vasily Kashin tại Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (trụ sở tại Moscow), đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện sự cố trong chương trình F-35.
Toàn bộ phi đội F-35 Mỹ đang phải "nằm đất" sau vụ hỏa hoạn
Ngoài Không quân, Không quân Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ, các khách hàng tiềm năng của F-35 còn bao gồm Hàn Quốc (40 chiếc) và đặc biệt là Nhật Bản (42 chiếc). Hai quốc gia này vẫn đang có kế hoạch mua các tiêm kích F-35 trang bị cho không quân.
Thêm vào đó, các tàu đổ bộ tiên tiến của Hàn Quốc và tàu khu trục chở thực thăng của Nhật Bản cũng được thiết kế để có thể mang máy bay F-35B, phiên bản cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng. Tuy nhiên, việc thử nghiệm máy bay chiến đấu F-35 cho thấy công nghệ của nó ngày càng lộ ra nhiều vấn đề, sau khi đưa vào sử dụng có thể còn sẽ xảy ra nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến việc sử dụng và bảo trì. Hiện nay vẫn rất khó nói khi nào Không quân Mỹ sẽ nhận được đủ phi đội F-35 đầu tiên.
Ôn Kashin nhận định, điều này có nghĩa là đối thủ tiềm năng của các máy bay chiến đấu Trung Quốc ở Hoa Đông và Biển Đông vẫn là các máy bay thế hệ 4 được hiện đại hóa trong tương lai gần. Sự trì hoãn trong việc triển khai F-35 sẽ tạo cơ hội cho Trung Quốc khắc phục sự tụt hậu của lực lượng không quân và có thể giành được ưu thế trước đối thủ tiềm năng của mình.
Việc nghiên cứu tính năng và đặc tính của Su-35S sẽ mở đường cho phiên bản nâng cấp J-15 Trung Quốc với nhiều tính năng hơn
Hiện tại, Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất hàng loạt tiêm kích hạm J-15 và đã đặt mua các máy bay chiến đấu Su-35S từ Nga. Việc nghiên cứu tính năng và đặc tính của Su-35S sẽ mở đường cho phiên bản nâng cấp J-15 với nhiều tính năng hơn. Trên thực tế, việc áp dụng các đặc điểm thiết kế của Su-35S và các hệ thống của nó (như radar có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách lên tới 400km) sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc phát triển loại tiêm kích hạm tiên tiến nhất thế giới.
Theo Kashin, không loại trừ khả năng các tàu sân bay trang bị tiêm kích J-15 hiện đại hóa của Trung Quốc sẽ xuất hiện trước khi F-35 của Nhật Bản đạt được khả năng sẵn sàng tác chiến. Bên cạnh đó, biên đội tàu sân bay của Trung Quốc sẽ trở thành một trong những đối thủ nguy hiểm nhất của không quân hải quân Mỹ khi lực lượng này vẫn tiếp tục sử dụng phiên bản F/A-18E/F hiện đại hóa.
Kashin cho rằng việc trì hoãn triển khai F-35 sẽ mang lại một cơ hội lớn cho phi đội Trung Quốc, khi đó Mỹ và Nhật Bản sẽ rất khó đối phó với các động thái bất ngờ của Bắc Kinh tại Hoa Đông hoặc xung quanh Đài Loan. Sự thay đổi trong cán cân sức mạnh này sẽ có thể tăng cường hơn nữa vị thế của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ.
Trung Quốc tung MV về tiêm kích J-15
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA