Không đạt yêu cầu
Sau khi quyết định xây dựng một hệ thống tên lửa phòng không độc lập dựa trên các tổ hợp FD-2000 thì ngày 26/2, đại diện Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ trả lời trên Reuters rằng hệ thống phòng không của Trung Quốc không đạt yêu cầu và hy vọng dành cho các công ty Mỹ, châu Âu.
Theo nội dung bài viết, là nước thành viên Hồi giáo duy nhất của NATO, vào năm 2013 Thổ Nhĩ Kỳ đã lựa chọn Tổng công ty xuất nhập khẩu máy móc chính xác Trung Quốc, trở thành công ty ứng viên đầu tiên của khoản làm ăn trị giá 3,4 tỷ USD.
Điều này đã gây ra lo ngại cho các nước phương Tây như Mỹ về an toàn và tính tương thích với hệ thống vũ khí của các nước thành viên NATO.
Sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yilmaz ngày 19/2 cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục mua tên lửa của Trung Quốc.
Đứng trước sự lo ngại của Mỹ và NATO về việc hệ thống của Trung Quốc và hệ thống phòng thủ của NATO không thể tương thích, người phát ngôn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, sẽ nghiên cứu chế tạo hệ thống tương thích với hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO.
Hệ thống phòng không FD-2000.
Trong khi đó hãng tin AP dẫn lời chuyên gia an ninh Nihat Ali Ozcan thuộc Quỹ nghiên cứu chính sách kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở Ankara đã chỉ ra rằng:
Thổ Nhĩ Kỳ đã lợi dụng tuyên truyền họ sẽ mua hệ thống phòng thủ của Trung Quốc để bảo đảm đạt được giao dịch tốt hơn với các công ty châu Âu hoặc Mỹ, thực ra Trung Quốc hoàn toàn không dẫn đầu trong giao dịch này.
Reuters tiếp tục dẫn lời một quan chức Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ rằng, đại diện quốc phòng đã bàn bạc với Công ty tên lửa phòng không châu Âu và Italia vào cuối tháng 1.
Công ty do Pháp và Italia hợp tác sáng lập này năm 2013 được cho là ứng viên thứ 2 sau Trung Quốc.
Ông còn cho biết, đoàn đại biểu Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có chuyến đi Mỹ trước tháng 3 để đàm phán với nhà thầu khác. Công ty Raytheon, Mỹ cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot, toàn thế giới tổng cộng có 13 quốc gia đang sử dụng hệ thống này.
Quan chức này cho biết, đoàn đại biểu Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng sẽ đi Trung Quốc tổ chức hội đàm.
Ngoài ra, mặc dù đã bị loại bỏ trong vòng tranh thầu thứ nhất, nhưng Nga vẫn hy vọng cung cấp hệ thống tên lửa đất đối không của họ cho chương trình này, dự kiến điều này cũng sẽ gây lo ngại cho NATO.
Cũng trong ngày 26/2, Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng khả năng giao hợp đồng tên lửa trị giá vài tỷ USD cho Trung Quốc, muốn qua đó để cảnh cáo các nước đối tác NATO.
Nhưng, cuộc chiến giằng co này còn lâu mới kết thúc, Thổ Nhĩ Kỳ có thể chỉ là đang tranh thủ một thỏa thuận mua sắm ưu đãi hơn.
Theo bài báo, là nước thành viên Hồi giáo duy nhất của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ năm 2013 bắt đầu thảo luận hợp đồng mua hệ thống phòng thủ tên lửa với phía Trung Quốc, trị giá khoảng 3,4 tỷ USD.
Công ty tên lửa phòng không châu Âu và Công ty Raytheon Mỹ cũng đã tham gia tranh thầu, nhưng thái độ gần đây của quan chức Thổ Nhĩ Kỳ ngầm cho thấy, doanh nghiệp Trung Quốc có thể đứng đầu trong tranh thầu.
Trong một tài liệu bằng văn bản viết cho một ủy ban của Quốc hội, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismet Yilmaz cho biết, họ không tiếp tục nhận được đề nghị tranh thầu mới, trong khi đó, hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc không cần tích hợp với hệ thống của NATO.
Do đó, dư luận suy đoán, doanh nghiệp Trung Quốc đã giành chiến thắng cuộc đấu thầu này.
Sức ép quá lớn
Việc Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ xây dựng một hệ thống phòng không và tên lửa độc lập dựa trên các tổ hợp tên lửa FD-2000 của Trung Quốc hứa hẹn sẽ mang lại rất nhiều thách thức cho Ankara.
Ngay sau khi Ankara đưa ra tuyên bố trên, Quốc hội Mỹ đã tuyên bố thông qua luật cấm Thổ Nhĩ Kỳ dùng tiền Mỹ mua tên lửa Trung Quốc.
Theo đó, Quốc hội Mỹ đã thông qua luật cấm Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng tiền của Mỹ để mua hệ thống tên lửa trị giá gần 4 tỉ USD từ một công ty Trung Quốc bị Washington liệt vào danh sách đen.
Dự luật cấp phép quốc phòng thường niên của Mỹ, được Hạ viện thông qua, bao gồm một điều khoản cấm sử dụng “kinh phí để tích hợp các hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc vào các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ”.
Không chỉ được Mỹ cấp kinh phí trong việc mua sắm quốc phòng, hiện nay khoảng 40% số tiền Thổ Nhĩ Kỳ dùng để xây dựng hệ thống phòng không là kinh phí do NATO cấp.
Ngoài những sức ép về kinh phí, NATO còn có thừa khả năng cô lập hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này mua hệ thống HQ-9.
“NATO có đủ khả năng kỹ thuật để cô lập kiến trúc hệ thống phòng không/phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ, tước quyền hội nhập những thông tin có liên quan của Ankara”, một quan chức NATO nói.
Để chống lại các mối đe dọa bằng tên lửa, Thổ Nhĩ Kỳ rất cần những thông tin từ các hệ thống vệ tinh và trên mặt đất để phát hiện tên lửa đạn đạo, bao gồm cả radar của NATO, mà năm ngoái đã được bố trí ở Kuresike (đông nam đất nước này).
Trước sức ép quá lớn từ Mỹ và NATO, thật khó để Thổ Nhĩ Kỳ có thể đưa ra quyết định mạo hiểm là mua hệ thống phòng không FD-2000 của Trung Quốc.