‘Chiến binh tương lai’ của Nga sẽ như thế nào?

Hải Đăng |

(Soha.vn) - Viện khoa học quốc gia Kurchatov (Nga) sẽ nhận được 170 triệu rúp để phát triển dự án “chiến binh tương lai”, tờ Vedomosti đưa tin hôm 9/8.

Tuy nhiên, cho tới hiện tại, khái niệm “chiến binh tương lai” vẫn còn gây khá nhiều tranh cãi. Tờ Vocie of Russia đã trò chuyện với các chuyên gia để xem theo ý kiến của họ, ‘chiến binh tương lai’ sẽ như thế nào.

Thực tế, trên thế giới tồn tại 2 khái niệm nổi trội về chiến binh tương lai.

Một khái niệm cho rằng đó là người điều khiển và vận hành các thiết bị tự động hóa công nghệ cao từ một địa điểm an toàn, đôi khi là xa chiến trường.

Trong khi đó, theo khái niệm còn lại, một người lính bình thường sẽ biến thành “siêu nhân” bằng cách trang bị cho anh ta một loại trang phục đặc biệt tương tự như bộ đồ du hành vũ trụ hoặc áo giáp, để khiến người lính trở nên mạnh mẽ hơn và ít bị tổn thương khi chiến đấu.

	Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo Victor Murakhovsky, Tổng biên tập tạp chí “Arsenal Otechestva” (“Fatherland's arsenal”), việc vận hành thiết bị quân sự tự động từ một khoảng cách an toàn đã được thực hiện trên thực tế, còn bộ trang phục “siêu nhân” vẫn chưa được sử dụng trong quân đội và có vẻ như nó khó có thể trở thành hiện thực trong tương lai gần.

Victor cho rằng có nhiều khó khăn để thiết kế một bộ trang phục như vậy. Thứ nhất là vấn đề về năng lượng. “Hiện tại, chúng ta có rất ít sự lựa chọn, chỉ có xăng, dầu diesel hoặc điện. Có lẽ là cho tới khi con người phát minh ra một loại năng lượng mới ngoài điện và xăng dầu, bộ trang phục đặc biệt cho người lính sẽ vẫn chỉ là một giấc mơ khó biến thành hiện thực. Tuy nhiên, các kỹ sư vẫn đang nỗ lực để nghiên cứu chúng” – Victor nói.

Victor cũng tỏ ra hoài nghi đối với ý tưởng về một cuộc chiến trong tương lai với sự tham gia của máy bay không người lái và những chiếc xe tăng được con người điều khiển từ cách đó hàng dặm.

Câu chuyện về một máy bay không người lái của Mỹ bị Iran bắn hạ là một minh chứng cho hiệu quả của việc sử dụng máy bay không người lái. Tôi tin rằng bất cứ ai đang cố gắng điều khiển một cuộc chiến chỉ với máy bay không người lái, thay vì máy bay có người lái sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất nhiều hơn” – Victor nhận định.

Một tổ hợp pháo hiện đại có thể bắn trúng mục tiêu ở cách đó không quá 50km. Đối với máy bay trực thăng hiện đại, khoảng cách này là vài chục km và với một máy bay không người lái, khoảng cách này có thể lên tới vài trăm km. Cân nhắc điều này, tôi hoài nghi việc một ai đó đang ngồi tại Moscow mà có thể điều khiển hiệu quả một chiếc máy bay không người lái ở Viễn Đông. Đúng là Mỹ hiện sử dụng các loại máy bay không người lái tầm xa ở Pakistan, Somalia hay Yemen, tuy nhiên, điều kiện của những quốc gia này không được như những nước phát triển trên thế giới” – Victor nhận định.

Trong khi đó, một số chuyên gia không đồng tình với Victor, chuyên gia tư vấn quân sự Konastantin Bogdanov cho hãng thông tấn RIA Novosti cho rằng: “Ngày nay, mục tiêu chính của một cuộc chiến không phải là tiêu diệt càn nhiều máy bay, xe tăng của địch càng tốt mà là cố gắng xâm nhập vào hệ thống máy tính và thông tin của địch. Không hề cường điệu khí nói rằng cuộc chiến được điều khiển bởi những người ngồi trước màn hình máy tính cách chiến trường hàm dặm đã trở thành hiện thực. Vì thế, tôi không ngạc nhiên nếu bộ trang phục cho siêu chiến binh có thể hoàn thành sớm”.

Dự án “chiến binh tương lai” được giao cho Viện khoa học quốc gia Kurchatov thực hiện bởi trước đó, một thế hệ vật liệu mới đã được tạo ra ở đây và các nhà khoa học tin rằng nó có thể được sử dụng để tạo ra trang phục siêu chiến binh.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: [email protected]. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại