Châu Á có rơi vào chiến tranh trong năm nay?

Năm 2013 chỉ mới đi qua được 3 tháng, tuy nhiên, những căng thẳng đang diễn ra khắp châu Á đều đã ở mức đáng lo ngại. Liệu rằng, châu Á có thể rơi vào một cuộc chiến tranh trong năm nay?

Tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên biển Hoa Đông; Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân và hiện tại đã tuyên bố “tình trạng chiến tranh” với Hàn Quốc; Những căng thẳng âm ỉ trong những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với toàn bộ Biển Đông và các quốc gia Đông Nam Á; Các vụ tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia hay giữa Malaysia và Philippines. Đó là hình dung về một châu Á hiện tại, đối đầu, căng thẳng và nguy cơ cao cho một cuộc chiến tranh.

Châu Á có rơi vào chiến tranh trong năm nay?
Tàu chiến Mỹ - Hàn tập trận trên biển trong tháng Ba

Điều đáng báo động là có vẻ như không ai quan tâm đến việc tìm kiếm đối thoại để ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh. Thay vào đó, xu hướng tìm kiếm cân bằng ảnh hưởng đang dần trở lại thịnh hành. Điển hình nhất là việc Mỹ “xoay trục” để tái xây dựng khả năng quân sự của mình ở khu vực Đông Nam Á sau gần 2 thập kỷ mất tập trung ở Trung Đông và Trung Á.

Trung Quốc đã phản ứng động thái này bằng cách xây dựng một lực lượng quân sự hùng mạnh để tạo ra ảnh hưởng trong khu vực một cách rộng lớn hơn. Vào cuối tháng Ba, một lực lượng đặc nhiệm Hải quân Trung Quốc đã xuất hiện cách 100km ngoài khơi bờ biển Malaysia, lực lượng hải quân này cam kết duy trì chủ quyền quốc gia.

Tại Đông Nam Á, sau 1/4 thế kỷ hòa bình và tĩnh lặng, các nước ASEAN bỗng nhiên cãi nhau về câu chuyện tranh chấp biên giới đã bị lãng quên từ lâu.

Trở lại những năm 1960, Tòa án Thế giới phán quyết ngôi đền Hindu đẹp như tranh vẽ nằm trên biên giới giữa Thái Lan và Campuchi là thuộc chủ quyền Campuchia. Vào lúc đó, đây là một đòn giáng mạnh đến Thái Lan và hai nước gần như đã tiến đến gần chiến tranh. Trong 3 năm qua, tranh chấp lại nổi lên, và Thái Lan là người đưa ra những lời thách thức phán quyết của Tòa án Thế giới.

Vụ việc tranh chấp lãnh thổ cũ một lần nữa lại nổ ra sau một thời gian dài ngủ quên. Người ta đã gần như quên rằng Philippines từng tuyên bố lãnh thổ Sabah ở Malaysia dựa trên một thỏa thuận hồi thế kỷ 19 để trả cho những người Sultan Sulu. Trong tháng Hai, một nhóm nhỏ những người mang vũ trang của Sultan đã xâm chiếm bờ biển phía đông Sabah, khiến quân đội Malaysia đã phải huy động lực lượng lớn nhất kể từ sau cuộc nổi dậy những năm 1950.

Điều đáng buồn của các cuộc xung đột gia tăng này là người ta có thể thêm vào các cuộc xung đột nội bộ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến Đông Nam Á – chủ yếu ở Myanmar và Thái Lan và cho thấy mức độ bao lực tăng cao sau nhiều năm.

Một lần nữa, người ta cũng nhìn thấy rằng khu vực này không có cơ chế chính thức để giải quyết tranh chấp. Liên Hợp Quốc, tổ chức đã đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý xung đột ở châu Phi, phần lớn không thấy được ảnh hưởng tại châu Á. Tuy Liên Hợp Quốc đã nỗ lực tạo ra hàng trăm diễn đàn, nơi mọi việc được thảo luận, đối thoại về các vấn đề an ninh quan trọng như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á ( EAS). Nhưng hầu như các diễn đàn này đều bị đẩy xuống mức theo dõi cấp độ 2, hoặc không khởi động đúng cách.

Châu Á có rơi vào chiến tranh trong năm nay?
Đường chín đoạn ( đường lưỡi bò) trên Biển Đông do Trung Quốc "tự nghĩ ra" - nguyên nhân sự căng thẳng trong khu vực Đông Nam Á

Trong khi đó, các cường quốc lại đang đưa ra những lời cáo buộc đổ lỗi lẫn nhau cho những căng thẳng gần đây.

Mỹ cáo buộc những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là quá khích, Trung Quốc cáo buộc Mỹ đang có hành vi khiêu khích khiến Trung Quốc phải đề cao tuyên bố của mình. Các hùng biện của các bên đôi khi là vô lý.

Tại một diễn đàn quốc phòng gần đây diễn ra ở Jakarta, một đại tá đến từ Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã mỉa mai hỏi tại sao thế giới không cho rằng Hoa Kỳ mới là một quốc gia hiếu chiến khi mà không kiểm soát sử dụng súng trong nước.

Điều gì có thể giúp tránh khỏi chiến tranh bùng nổ?

Đầu tiên, các diễn đàn hiện có như ARF và EAS cần được đề cao hơn nữa để thúc đẩy hợp tác hòa bình. Nga và Mỹ cùng với 16 quốc gia thành viên khác của EAS, trong đó có Trung Quốc sẽ phải tạo nền tảng, bao gồm hầu hết các cuộc thảo luận về các vấn đề an ninh khu vực châu Á ở mức cao nhất. Cũng có những hy vọng sẽ tìm thấy sự quản lý tranh chấp lãnh thổ và xung đột nội bộ trong nhóm các quốc gia ASEAN còn non trẻ, các nhà lãnh đạo ASEAN đã đưa ra thông điệp vì hòa bình và hòa giải khu vực trong năm ngoái là một tín hiệu đáng mừng.

Thứ hai, những suy nghĩ mới mẻ cần phải được tạo ra về việc làm thế nào để xây dựng lòng tin và sự tin tưởng giữa các cường quốc mới nổi trong khu vực. Điều này cũng nên được thực hiện ban đầu ở cấp theo dõi và cấp xã hội dân sự, nhưng dần về sau, các chính phủ phải sẵn sàng lắng nghe và học hỏi.

Ví dụ, Trung Quốc cần phải đặt Hội đồng Hợp tác An ninh trong Diễn đàn Thái Bình Dương (CSCAP) trong một giá trị lớn hơn, xem đó là địa điểm cho các cuộc thảo luận an ninh, chấp nhận các tranh luận nhạy cảm về các vấn đề đa phương và theo dõi hai cấp độ.

Vấn đề là châu Á hiện đang vội vã tập trung cho sự tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng mà không xem xét làm thế nào để vượt qua các thách thức này. Điều này được xem là dễ dàng hơn bởi vì hầu hết các xã hội – ngoại trừ Triều Tiên – đã cởi mở hơn, tự do hơn so với 1/4 thế kỷ trước đây.

Châu Á có rơi vào chiến tranh trong năm nay?
Quân đội Trung Quốc được điều đến biên giới giữa nước này và Triều Tiên nhằm sẵn sàng hỗ trợ cho Triều Tiên trong "cuộc chiến" chống lại Hàn Quốc

Nhưng điều này lại nằm trong một thách thức quan trọng khác. Khi các nước đã phát triển thịnh vượng và tự tin hơn, các xiềng xích về tự do ngôn luận được nới lỏng mạnh mẽ, tình cảm dân tộc chủ nghĩa được ấp ủ và trở nên khó kiểm soát – điển hình là phản ứng của dân Trung Quốc trong sự kiện tranh chấp đảo với Nhật Bản.

Thứ ba, điều quan trọng là các chính phủ cần đưa ra những chiến lược nhằm quản lý chủ nghĩa dân tộc tránh khỏi trở thành sức mạnh của các chiến binh, tìm kiếm các cuộc đối thoại, thỏa hiệp và hòa giải với các quốc gia khác.

Những xung đột mạnh mẽ gần đây xảy ra ở châu Á phần lớn là để bảo vệ danh dự, duy trì nhân phẩm của cá nhân hoặc tập thể. Điều đó càng làm khó cho các tiến trình hòa bình được chấp nhận sẵn, thậm chí là những yếu tố cơ bản nhất. Chúng ta phải hy vọng rằng thay đổi văn hóa và sự thích ứng có thể có được mà không cần phải trả giá bằng chiến tranh sẽ diễn ra ở mọi quốc gia.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại