Được nghiên cứu và phát triển từ những năm 1986 bởi tập đoàn Vickers Defense Systems và đưa vào sử dụng từ năm 1994, Challenger 2 đã thể hiện rằng nó là một trong những ‘quái vật’ có thể đốn ngã bất cứ kẻ thù nào. Ngoài quân đội Hoàng gia Anh, hiện nay Challenger 2 còn được biên chế trong Quân đội Hoàng gia Oman.
So với người tiền nhiệm là Challenger 1 từng phục vụ trong chiến dịch Vịnh Ba Tư thì Challenger 2 có tới 150 chi tiết cải tiết trong đó có giáp Chobham, pháo L30A1 120mm…
Giáp Chobham
Đây là loại giáp composite được tạo ra từ: Boron (một loại quặng, được biết đến như là vật liệu chính tạo ra lớp giáp chắc chắn cho các loại xe thiết giáp), nhôm oxit, silicon và cả titan. Chính điều này đã giúp cho Challenger 2 có thể nói là vô địch trên hầu hết các chiến trường.
Lớp giáp chắc chắn này có khả năng vô hiệu hóa hầu hết mọi loại đạn chống tăng, tên lửa chống tăng. Hiện nay, chưa có nhiều thông tin được tiết lộ về loại giáp này bởi tới 99% các tài liệu thiết kế, chế tạo được coi là tuyệt mật và là bí mật quốc gia của quốc đảo Sương mù.
Được mệnh danh là 'thần hộ mệnh', giáp Chobham đã giúp Challenger 2 quần thảo khắp các thành phố ở Iraq trong những năm 2003. Ngoài giáp Chobham, Challenger 2 còn được trang bị giáp phản ứng nổ (ERA).
Vũ khí
Challenger 2 được trang bị pháo rãnh nòng xoắn L30A1 120mm. Đây là loại pháo được thiết kế dựa trên L11, từng được coi là pháo tăng chuẩn của NATO trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Pháo L30A1 có thể sử dụng được khá nhiều loại đạn xuyên giáp như APFSDS L23 (vận tốc đầu đạn 1.53m/s), hay APFSDS L26 (với đầu đạn uran làm giàu cấp độ thấp), ngoài ra L30A1 còn có thể sử dụng được loại đạn L34WP Smoke để giảm thiểu tầm nhìn của đối phương.
Challenger 2 được bố trí thêm một súng máy L94A1 bên dưới pháo chính, đây là loại súng được phát triển và sản xuất bởi Heckler – Konch (hãng sản xuất súng trường tấn công nổi tiếng ở Đức) trụ sở tại Anh sản xuất. Với tốc độ 520 đến 550 viên đạn một phút nó có thể quét sạch một tiểu đội bộ binh nhỏ trong vòng chưa đến 10 giây!
Ngoài ra, Challenger 2 còn được trang bị thêm một L37A2 7.62 mm ngay trên nóc xe, tuy nhiên không có giáp che cho xạ thủ khẩu súng này. L37A2 được biết đến với cái tên FN MAG, được sử dụng rỗng rãi tại 80 quốc gia trên thế giới và được coi như súng máy tiêu chuẩn cho thiết giáp của NATO.
Challenger 2 đang nhả đạn về phía quân địch.
Thiết bị ngắm bắn và tầm nhìn
Tất cả các thiết bị của Challenger 2 đều được số hóa, từ hệ thống lái cho đến hệ thống kiểm soát vũ khí, đặc biệt là bộ xử lý từ tập đoàn Canada Computing Devices (tại Mỹ là General Dynamics). Bộ xử lý này cho phép tối ưu hóa cho xạ thủ trên xe, đồng thời cho phép chỉ huy và pháo thủ có thể quan sát cùng lúc 1 mục tiêu. Điều này là một trong những tính năng mới mà chưa có loại xe tăng nào có được.
Chỉ huy trên xe được trang bị SAGEM VS 580-10 với laser dẫn đường và có khả năng nâng cao và hạ thấp đến 35 độ. Xạ thủ trên xe được trang bị Thermal Observation and Gunnery Sight II (TOGS II), cho phép hiển thị hình ảnh nhiệt, nhờ đó xạ thủ có thể ngắm bắn một cách chính xác.
Động cơ và tầm hoạt động
Động cơ Perkins CV-12 V12 dung tích xi lanh 26l cung cấp cho Challenger 2 tới 1200 mã lực (Hp), giúp nó đạt vận tốc 56 km/h trên đường ngựa và 40km/h trên đường đất. Ngoài ra, thùng nhiên liệu với sức chứa 1.592l, đủ sức cung cấp cho Challenger 2 trong phạm vi chiến đấu 500km.
Các phiên bản Challenger 2
- Challenger 2E: được biết đến như phiên bản xuất khẩu. Challenger 2E trang bị hệ thống điều khiển vũ khí mới, công suất động cơ tăng lên đến 1500 mã lực (Hp)
- CRARRV: phiên bản xe tiếp nhiên liệu và sửa chữa trên chiến trường.
(Theo BBC News Military)