Các tàu phá băng giữ vai trò quan trọng, giúp Nga đảm bảo thông thương ở khu vực Bắc Băng Dương cũng như kiểm soát vùng Bắc Cực. Trong đó, tàu phá băng hạt nhân có sức mạnh vượt trội so với các tàu chạy bằng dầu diesel thông thường.
Dưới đây là hình ảnh những chiếc tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga đang neo đậu tại thành phố cảng Murmansk.
Tàu phá băng Arktika...
... và tàu phá băng Sibir đều thuộc lớp Arktika. Hiện nay cả 2 tàu đều tạm dừng hoạt động.
Tàu phá băng lớp Arktika có chiều dài 148 - 159 m, rộng 30 m, lượng giãn nước 23.000 - 25.000 tấn, tốc độ tối đa 20 hải lý/giờ.
Tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân OK-900A với công suất mỗi lò là 171 MW, nó có thể phá lớp băng dày từ 2 - 2,8 m, hoạt động liên tục 7,5 tháng trên biển.
Phần đuôi của một con tàu biến dạng do bị tàu khác trong đoàn đâm phải.
Chân vịt 4 cánh của tàu, với mỗi cánh có khối lượng lên đến 5 tấn. Con tàu luôn mang theo các cánh chân vịt dự trữ để thay thế trong trường hợp hư hỏng. Sẽ có 1 thợ lặn chịu trách nhiệm sửa chữa trong điều kiện biển băng giá.
Tàu phá băng lớp Arktika (màu đỏ bên phải) và tàu phá băng lớp Taimyr (màu trắng bên trái).
Cận cảnh lớp vỏ của tàu phá băng 50 Let Pobedy (đây là tàu phá băng lớn nhất trên thế giới). Lớp vỏ bên ngoài này dày đến 48 mm. Các tàu phá băng hoạt động theo nguyên tắc sử dụng sức nặng của chính nó để phá vỡ lớp băng.
Cận cảnh 3 chân vịt của tàu.
Kích thước "khủng" của con tàu.
Tàu phá băng Lenin. Đây là tàu mặt nước và cũng là tàu phá băng đầu tiên trên thế giới chạy bằng năng lượng hạt nhân.