Ngày 26/7, tờ “Sankei Shimbun“ Nhật Bản cho biết, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã tiến hành thảo luận về việc trang bị tàu vận tải tốc độ cao làm lực lượng trụ cột của “lực lượng thủy quân lục chiến“ theo phương thức tài chính tư nhân. (Trong ảnh: Tàu vận tải đổ bộ LST 4002 Shimokita thuộc lớp tàu đổ bộ Osumi)
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đề xuất, sẽ dựa vào “Luật sử dụng tài chính tư nhân“ (PFI) để lập ra công ty đặc biệt, trong thời bình dùng để vận chuyển thương mại bình thường, khi xảy ra sự kiện quan trọng hoặc theo nhu cầu huấn luyện sẽ bàn giao cho Lực lượng Phòng vệ sử dụng. (Trong ảnh: Tàu vận tải đổ bộ LST 4002 Shimokita thuộc lớp tàu đổ bộ Osumi)
Theo đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã công bố báo cáo trung hạn điều chỉnh “Đại cương kế hoạch phòng vệ“. Báo cáo chỉ ra, để tiếp tục tăng cường cảnh giới, theo dõi đối với đảo Senkaku, Nhật Bản sẽ đảm bảo khả năng phòng vệ cơ động cho “lực lượng thủy quân lục chiến“, ngoài ra còn đặc biệt nhấn mạnh cần tích cực sử dụng các nguồn lực tư nhân, kết hợp với vận tải thương mại tư nhân để tiết kiệm có hiệu quả chi tiêu tài chính. (Trong ảnh: Tàu vận tải đổ bộ LST 4002 Shimokita thuộc lớp tàu đổ bộ Osumi)
Để tăng cường năng lực giám sát hoạt động của nước ngoài trên biển Hoa Đông, đặc biệt là quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Nhật quyết định trang bị UAV RQ-4. Theo Cục Phòng vệ Nhật Bản cho biết, Global Hawk là máy bay do thám không người lái thế hệ mới, hiện đại nhất do công ty Northrop Grumman sản xuất. RQ-4 Global Hawk có khả năng chụp, thu thập, truyền về căn cứ các hình ảnh địa hình, vật thể, trận địa với độ phân giải cực cao. (Trong ảnh: UAV RQ-4 Global Hawk)
RQ-4 Global Hawk cũng có thể nghe trộm đường truyền tín hiệu và ghi lại các hoạt động dưới mặt đất. Với mục tiêu phục vụ hoạt động do thám trên một diện tích lớn, RQ-4 Global Hawk có khả năng bay liên tục 24 tiếng trước khi hết nhiên liệu và quan sát cả một vùng rộng lớn khoảng 100.000km2. (Trong ảnh: UAV RQ-4 Global Hawk)
Ngoài việc Nhật Bản đang thảo luận trang bị tàu tuần tra tốc độ cao, ngày 26/6 tờ Sankei của Nhật cho biết, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang bắt tay nghiên cứu vấn đề chế tạo tên lửa đạn đạo với tầm hoạt động 400-500km. Loại vũ khí mới này theo các quan chức quân sự Nhật sẽ đáp ứng nhu cầu ngăn chặn cuộc xâm lược quần đảo Senkaku tiềm năng, vốn được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư. (Trong ảnh: Hệ thống tên lửa Type 03)
Tờ báo cho biết thêm, kế hoạch chi tiết sẽ được trình bày trong cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8/2013 như một phần của công tác rà soát chương trình dài hạn về an ninh quốc gia Nhật. Hoạt động chế tạo tên lửa đạn đạo mới có thể bắt đầu vào đầu năm tới sau khi được Quốc hội Nhật Bản chấp thuận. (Trong ảnh: Hệ thống tên lửa Type 03)
Mới đây Bộ Quốc phòng Nhật đã quyết định điều động tổng cộng 17 chiếc máy bay cảnh báo sớm thay phiên nhau theo dõi mọi động thái của Trung Quốc ở Senkaku. Theo đó trong tổng số 17 máy bay cảnh báo sớm được Nhật quyết định triển khai gồm 4 chiếc E-767 và 13 chiếc E-2C. (Trong ảnh: Máy bay cảnh báo sớm E-767)
Nói về lý do của việc triển khai này, lực lượng tự vệ trên không của Nhật Bản cho biết, hệ thống radar mặt đất được triển khai ở đảo Miyako - Okinawa không nắm bắt được hết các động thái của máy bay Trung Quốc, để cho các máy bay trinh sát của hải giám Trung Quốc nhiều lần xâm phạm không phận của họ ở khu vực biển phụ cận Senkaku. (Trong ảnh: Máy bay cảnh báo sớm E-767)
Vì vậy, Bộ Quốc phòng Nhật đã điều động 4 chiếc máy bay cảnh báo sớm E-767 đến căn cứ Hamamatsu thuộc tỉnh Shizuoka và 13 chiếc máy bay dự cảnh E-2C đến căn cứ Misawa ở Aomori, để thay phiên nhau giám sát khu vực Senkaku, nắm bắt mọi động thái của máy bay và tàu chiến Trung Quốc ở khu vực này cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết. (Trong ảnh: Máy bay cảnh báo sớm E-2C)
Bước đi tiếp theo của Nhật trước hoạt động của Trung Quốc quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Nhật lần đầu tiên công khai huấn luyện máy bay cảnh báo sớm canh Senkaku. Ngày 18/6, hãng Kyodo cho biết, máy bay cảnh báo sớm trên không AWACS phụ trách cảnh giới các “hành vi xâm phạm không phận“ ở khu vực xung quanh biển Hoa Đông. Từ khi máy bay Trung Quốc “tuần tra“ đảo Senkaku vào tháng 12/2012 đến nay, loại máy bay này luôn được điều đến khu vực xung quanh đảo Senkaku. (Trong ảnh: Máy bay cảnh báo sớm E-767)
Theo nguồn tin trên cho biết, hoạt động huấn luyện công khai lần này được tiến hành ở khu vực xung quanh căn cứ Hamamatsu, tỉnh Shizuoka, Nhật Bản, đây là lần đầu tiên máy bay AWACS tiến hành huấn luyện bay công khai kể từ khi nó được đưa vào sử dụng năm 2000. (Trong ảnh: Máy bay cảnh báo sớm E-767)
Để ứng phó với Trung Quốc, Nhật Bản tăng cường triển khai tên lửa Patriot-3, lực lượng giám sát bờ biển, radar và máy bay chiến đấu... Ngày 19/4, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố có chủ quyền đối với đảo Senkaku, tuyên bố sẽ tiến hành tuần tra 24/24h ở lãnh hải Nhật Bản, bảo đảm kiểm soát thực tế. (Trong ảnh: Hệ thống Patriot-3)
Bộ Quốc phòng Nhật Bản còn tiết lộ, tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ luôn ngầm hỗ trợ cho Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản tham gia bảo vệ đảo Senkaku. Tại Quốc hội, Thủ tướng Abe vừa tuyên bố, bất kể về lịch sử hay luật pháp quốc tế, đảo Senkaku đều là lãnh thổ vốn có của Nhật Bản, đồng thời nhấn mạnh, tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản sẽ duy trì trạng thái tuần tra trong mọi điều kiện thời tiết ở lãnh hải Nhật Bản và vùng biển tiếp giáp 24/24 giờ, xác lập sự kiểm soát có hiệu quả thực tế của Nhật Bản. (Trong ảnh: Hệ thống Patriot-3)
Ngày 18/4, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cũng tiết lộ, về danh nghĩa tuy là Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản ứng phó với tàu công vụ của Trung Quốc ở vùng biển đảo Senkaku, trên thực tế tàu chiến Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản luôn cảnh giới, theo dõi ở phía sau, bảo đảm tuyệt đối không để xảy ra sai lầm, ngầm cho biết Lực lượng Phòng vệ cũng tham gia bảo vệ đảo Senkaku. (Trong ảnh: Hệ thống Patriot-3)
Và theo nguồn tin quân sự Nhật Bản cho biết, Nhật đã âm thầm phát triển một loại thủy phi cơ tiên tiến nhất thế giới để giám sát Senkaku/Điếu Ngư. Loại thủy phi cơ này có tính năng vượt trội so các loại thủy phi cơ săn ngầm tiên tiến mà một số nước châu Á đang sử dụng như: Be-200 của Nga, CL-415 của Canada… (Trong ảnh: Thủy phi cơ trinh sát US-2)
Ngày 13/02, “Japan News Network” đưa tin, Nhật Bản đã tổ chức thành công thử nghiệm đa tính năng của loại thủy phi cơ trinh sát US-2 ở khu vực cửa biển thành phố Kobe. Loại thủy phi cơ này có tầm hoạt động tới 4700km, bán kính tác chiến 2200km, có khả năng cất, hạ cánh trên mặt biển trong điều kiện sóng cao 3m, cực kỳ phù hợp trong điều kiện sóng gió dữ dội ở khu vực quần đảo Senkaku. (Trong ảnh: Thủy phi cơ trinh sát US-2)
Hồi tháng 1/2013, Nhật Bản tiếp tục áp dụng các biện pháp mới phòng thủ đảo Senkaku trước các sức ép ngày càng nghiêm trọng từ Trung Quốc. Chính phủ Nhật Bản đã quyết định ngân sách bổ sung năm 2012, trong đó có 8,7 tỷ yên (khoảng 610 triệu nhân dân tệ) dùng để chế tạo mới 6 tàu tuần tra lớp 1.000 tấn cho Lực lượng bảo vệ bờ biển nhằm phòng bị lãnh hải của đảo Senkaku. (Trong ảnh: Tàu sân bay trực thăng JS Hyuga DDH lớp Hyuga)
Các tàu tuần tra này sẽ được chế tạo xong vào năm 2015, gia nhập vào lực lượng chuyên cảnh giới đảo Senkaku, lực lượng đặt cứ điểm tại trụ sở lực lượng bảo vệ bờ biển Vùng quản lý 11 (Naha). Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết, tàu tuần tra mới sẽ được lắp trang bị có thể nhận biết tàu vào ban đêm và vòi rồng phun nước, đồng thời trang bị bo mạch điện tử hiển thị lệnh dừng tàu. Chính phủ Nhật Bản sẽ còn sử dụng kinh phí dự bị của ngân sách năm tài khóa 2012, chế tạo mới 4 tàu tuần tra cùng lớp. (Trong ảnh: Tàu sân bay trực thăng JS Hyuga DDH lớp Hyuga)
Khi đó số lượng nhân viên sẽ lên khoảng 600 người. Lực lượng chuyên trách này vẫn còn thiếu khoảng 500 nhân viên, vì vậy Nhật Bản sẽ bảo đảm đủ số lượng nhân viên bằng cách cho nghỉ hưu muộn và tăng nhân viên mới. Ngân sách bổ sung còn bỏ ra 5,5 tỷ yên kinh phí tăng cường “cơ chế phòng bị lãnh hải” dùng cho các mục đích như chế tạo máy bay trực thăng. (Trong ảnh: Tàu sân bay trực thăng JS Hyuga DDH lớp Hyuga)
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: [email protected]. Trân trọng!