Các phiên bản cứu hộ cứu nạn của dòng trực thăng Mi-8/17 (Phần 1)
Như chúng ta đã biết sự cạnh tranh giữa các công ty trong cùng một viện thiết kế ở Nga là vô cùng khốc liệt, chẳng hạn như tại OKB Sukhoi có sự cạnh tranh giữa 2 nhà máy Irkuts và Knnapo với các sản phẩm như Su-30MKI và Su-30MK2. Điều này vô tình chung đã khuyến khích các cơ sở sản xuất phải liên tục cải tiến cũng như đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao tính năng sản phẩm của mình cũng như cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài.
Trong kỳ cuối này, chúng tôi xin giới thiệu đến độc giả dòng trực thăng cứu hộ cứu nạn hoàn thiện nhất của họ Mi-8/17 là Mi-171E được sản xuất bởi nhà máy Ulan-Ude, đây chính là câu trả lời cho Mi-8MTV-1 (Mi-17-1V) của nhà máy Kazan đã giới thiệu ở phần trước và cũng là đối trọng lớn của Eurocopter trên thị trường quốc tế.
Mi-171E (định danh ở Nga là Mi-8AMT) được phát triển bởi nhà máy Ulan-Ude vào năm 1998 và được xuất khẩu sang khu vực Châu Á - Trung Phi vào những năm đầu thế kỉ 21. Mi-171E sử dụng động cơ VK 2500 với công suất cực đại 2700 mã lực, mạnh hơn hẳn các động cơ khác trên Mi-17, máy bay có thể ở hiện trường 15 phút với tầm bay 400 km để thực hiện nhiệm vụ, tốc độ tối đa 250 km/h, số hành khách mang theo là 36 người với 12 cáng cứu thương ở chế độ cấp cứu
Khách hàng của Mi-171E SAR rất đa dạng, phiên bản phổ biến nhất là Mi-171E với "mũi cá heo" đặc trưng, "mũi cá heo" này mang radar mảng pha chủ động К-10 với chức năng chính là một radar thời tiết và có thể sử dụng như một radar quét tìm kiếm vật thể trên mặt biển, trực thăng cũng được trang bị loại cẩu mạnh là SLG 300 với tải trọng 0,3 tấn, một túi nước dung tích 30m3 để dập lửa từ trên không và 1 đèn cứu nạn SX 16 của Spectro Lab - công ty con của tập đoàn Boeing và dàn loa công suất lớn, có thể tuỳ chỉnh các hệ thống ảnh nhiệt FLIR
Buồng lái Mi-171 được bố trí lại nhằm thuận tiện hơn cho tổ lái cũng như tầm quan sát khi thực hiện tìm kiếm người bị nạn, không gian cũng được mở rộng để khách hàng lắp thêm các thiết bị tuỳ chỉnh trong quá trình vận hành
Khoang hành khách của Mi-171 có diện tích 27 m2, nhà máy Ulan-Ude đã hợp lý hoá một số vị trí trong buồng lái để tiện dụng cho khách hàng tuỳ chỉnh trong quá trình sử dụng với nhiều gói tuỳ biến khác nhau
Khách hàng đầu tiên của Mi-171E là Sở Cứu Hoả Malaysia với tuỳ biến như tời cứu nạn Goodrich từ Canada và 2 thùng xăng phụ 700 lít nhằm nâng cao tầm bay
Việt Nam mua các trực thăng Mi-171 vào năm 2004 và đưa vào biên chế năm 2006, đây là loại máy bay cứu hộ cứu nạn - phòng thủ dân sự hiện đại nên được dùng vào công tác cứu hộ cứu nạn, bảo vệ các ngày lễ lớn. Nhiệm vụ đầu tiên của Mi-171 là bảo vệ hội nghị APEC 2006 và đợt lũ lịch sử năm 2007, cứu hộ ngoài vùng biển phía Tây Nam và quần đảo Trường Sa
Mi-171 tham gia huấn luyện đổ quân chống khủng bố ở Bình Dương
Trong quá trình sử dụng, không may vào ngày 7/7/2014, Mi-171 số hiệu 01 đã gặp tai nạn nghiêm trọng làm nhiều cán bộ chiến sĩ hy sinh và bị thương nặng, đây là tổn thất lớn của Quân Đội cũng như nhân dân (Mi-171 số hiệu 01 trong một đợt huấn luyện thả dù năm 2012)
Biến thể cuối cùng của dòng Mi-171E SAR là phiên bản của Aghentina với radar 8A-318 cổ điển, tuy nhiên máy bay được trang bị thêm hệ thống ảnh nhiệt Galileo và động cơ TV 3-117 VMA
Huấn luyện nhảy dù từ trực thăng Mi-171
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA