Các phiên bản cứu hộ cứu nạn của dòng trực thăng Mi-8/17 (Phần 1)

Minh Khoa |

(Soha.vn) - Bên cạnh những phiên bản quân sự, dòng trực thăng Mi-8/17 còn có nhiều biến thể được thiết kế để làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.

1. Các phiên bản cứu hộ cứu nạn của dòng trực thăng Mi-8

Từ cuối năm 1987, Bộ Y Tế Liên Xô yêu cầu nghiên cứu một loại trực thăng cứu nạn chuyên dụng để phục vụ công tác cứu hộ-cấp cứu ở các vùng xa xôi, phiên bản Mi-8MTV đầu tiên được cải biến từ Mi-8MT (Mi-17) với động cơ TV3-117 VMA công suất 2.200 mã lực,tốc độ tối đa 250 km/h, tầm bay 520 km, tuy nhiên phiên bản này vẫn chưa có gì mới so với các dòng Mi-8MT (Mi-17) mà quân đội Liên Xô sử dụng mà chỉ có hệ thống dẫn đường Doppler DISS 15 và radar thời tiết 8A-813

Sau khi Liên Xô tan rã, Bộ Tình Trạng Khẩn cấp Nga đã yêu cầu nhà máy Kazan phát triển một phiên bản cấp cứu y tế mới, phiên bản đó được định danh Mi-8MTV-1 hay định danh xuất khẩu là Mi-17-1V. Phiên bản mới này vẫn sử dụng động cơ TV3-117VMA nhưng cho tầm bay xa hơn là 580 km, trực thăng được lắp 2 thùng dầu phụ PTB 700 ngoài thân nhằm nâng tầm bay, đảm bảo an toàn hơn so với thùng dầu phụ trước đó và tời cứu nạn SLG 300 với tải trọng 0,3 tấn, có thể mang một túi nước dung tích 3m3 để dập lửa từ trên cao

Mi-8MTV-1 của Bộ Tình Trạng Khẩn Cấp Nga với thùng dầu phụ PTB 700 và ở đuôi máy bay được thay thế hệ thống dẫn đường Doppler DISS 15 bằng hệ thống DISS 32-90 hiện đại hơn

Khoang hành khách được tuỳ chỉnh như một xe cứu thương trên không với khả năng cứu chữa cùng lúc 4 người

Buồng lái Mi-8MTV-1 vẫn như các phiên bản Mi-8MT (Mi-17) trước đó nhưng bổ sung thêm các màn hình cho hệ thống DISS 32 và radar 8A-813, sau này các thành viên tổ bay có mang theo hệ thống dẫn đường GPS / Glonass nhằm nâng cao khả năng dẫn bay chính xác

Trong những năm qua, Mi-8MTV-1 đã cứu sống hàng trăm nghìn người ở Nga và vẫn là cánh chim đầu đàn của Bộ Tình Trạng Khẩn Cấp Nga trong công tác cứu nạn đường không

2. Các phiên bản cứu hộ cứu nạn của dòng trực thăng Mi-17

Trong biên chế của lực lượng cứu hộ cứu nạn Malaysia có 2 loại trực thăng Mi-17-1V và Mi-171, chúng được sản xuất bởi nhà máy Kazan và nhà máy Ulan-Ude.

Mi-17-1V của Malaysia có các thông số tương tự Mi-8MTV-1 của Nga với động cơ TV3-117VMA cho tầm bay 610 km, tốc độ hành trình 250 km/h và radar thời tiết 8A-813, khác biệt duy nhất là phiên bản của Malaysia đã tháo tời cứu nạn  LPG 150 trên các dòng Mi trước và thay bằng tời cứu nạn Goodrich có tải trọng 200 kg và đèn soi SX 16 của Boeing, ở mỗi càng hạ cánh và dưới buồng lái được trang bị phao nổi khi hạ cánh khẩn cấp xuống nước

Mi-17-1V của Malaysia thực hành cẩu người bị nạn

Khoang hành khách của phiên bản này được nhắm đến là một phiên bản cứu hộ hơn là phiên bản cấp cứu như của Bộ Tình Trạng Khẩn Cấp Nga

không quân nhân dân Việt Nam cũng được trang bị một số Mi-17-1V cho nhiệm vụ cứu nạn, phiên bản của Việt Nam không trang bị chuyên dụng như các quốc gia khác nhưng vẫn có thiết bị cho việc tìm kiếm cứu nạn như đèn soi, tời cứu nạn, cáng cứu thương và thiết bị y tế, phao nổi khẩn cấp. Trong ảnh: Mi-17-1V số hiệu 8408 trong diễn tập sơ tán người bị nạn ở Bắc Trà My - Quảng Nam

(Còn tiếp)

Huấn luyện nhảy dù từ trực thăng Mi-171

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại