Bộ đội có sợ rắn cắn không và cách phòng chống thế nào?

Chuyên gia quân sự Minh Quân |

Bộ đội thường xuyên phải hành quân, công tác hay trú quân tại những địa hình rừng rậm, đồi cây trung du,… đây là địa bàn sinh sống, kiếm mồi của loài rắn.

Ở Việt Nam có khoảng 200 loại rắn sinh sống, trong đó có 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ.

Các loài rắn độc ở Việt Nam phải kể đến: Rắn hổ mang chúa, rắn cạp nong, rắn lục đuôi đỏ... nhiều loài sở hữu nọc độc có thể giết người trong tích tắc.

Bộ đội thường xuyên phải hành quân, công tác hay trú quân tại những địa hình rừng rậm, đồi cây trung du,… đây là địa bàn sinh sống, kiếm mồi của loài rắn.

Chính vì thế việc biết những kiến thức cơ bản phòng chống rắn cắn và cấp cứu khi bị rắn cắn là rất cần thiết.


Rắn lục đuôi đỏ ở Trại rắn Đồng Tâm.

Rắn lục đuôi đỏ ở Trại rắn Đồng Tâm.

Phòng rắn cắn

Khi hành quân, tạm dừng hoặc nghỉ ngơi cần chú ý không ngồi gần hoặc để tay, chân vào các hốc cây, hốc đá, đầu cây tre, cây nứa cụt, đấy là nơi rắn hay ở. Khi bị “quấy rầy”, theo phản ứng tự nhiên rắn sẽ cắn ngay.

Đặc biệt, bàn tay, bàn chân nếu bị rắn cắn sẽ khó ga rô, băng bó hơn. Nếu dừng trú quân thì trước khi ngủ, nhất thiết phải cử người khua các bụi cây xung quanh để xua đuổi rắn. Khimắc võng, phải kiểm tra các cành cây xem có rắn ở trên không.

Nếu ngủ dưới đất, phải rải lá dày, dắt màn kỹ để đề phòng rắn theo hơi ấm của người mà tìm đến. Ngủ trong hầm nên làm sạp cao để nằm. Hàng ngày, phải kiểm tra kỹ trước khi nghỉ ngơi để tránh rắn lọt xuống hầm và nằm trong góc khuất.

Nếu trú quân lâu dài,có điều kiện nên trồng hành, sả, tỏi quanh hầm vừa cải thiện bữa ăn vừa có tác dụng xua rắn. Ở những nơi thiếu nước, cần đặc biệt chú ý phòng rắn đến chỗ để nước ăn, nước rửa.


Bác sĩ Vũ Ngọc Lương đang thăm khám một nạn nhân bị rắn độc cắn tại Trại Rắn Đồng Tâm.

Bác sĩ Vũ Ngọc Lương đang thăm khám một nạn nhân bị rắn độc cắn tại Trại Rắn Đồng Tâm.

Cách chữa rắn cắn

- Buộc ngay garô chặt phía trên chỗ bị cắn.

- Dùng dao sắc, nhọn đã khử trùng rạch rộng chỗ bị rắn cắn (dài 2– 3cm, sâu 1cm) và nặn máu ra.

- Rửa vết “rạch” bằng nước muối hoặc thuốc tím. Không có nước, có thể rửa bằng nước tiểu.

- Dùng ngay một trong các môn thuốc sau (khi chưa có thuốc chuyên dụng):

+ Cỏ may (cả mầm và rễ) giã nhỏ, hoà với nước để uống. Nếu đã cấm khẩu thì cậy răng đổ vào miệng. Bã rịt vào vết cắn.

+ Lá rau dền tía giã lấy nước uống, bã đắp vào vết cắn.

+ Thuốc lào vo viên bằng ngón tay cái, nhai nuốt nước, bã đắp vết cắn.

+ Hột vông vang (50 hột) hoặc lá củ đậu hay lá cây phèn đen, hoặc quả cao su nhai nhỏ, nước nuốt, bã đắp vào vết cắn.

+ Lá cỏ nghể răm (rau răm dại, vị cay và hăng), lấy 20 ngọn, giã lấy nước uống, bã đắp.

Với bộ đội, trong điều kiện sinh hoạt, chiến đấu ở dã ngoại, việc gặp rắn là khó tránh. Vì vậy, biết đề phòng và cấp cứu rắn cắn là điều mà người chiến sĩ nào cũng cần biết để “chung sống hòa bình” với rắn mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại