Bí mật máy bay nhanh nhất TG của Mỹ bị MiG-31 đánh bại

Sau vụ 6 máy bay MiG-31 bao vây một SR-71, SR-71 đã không bao giờ dám bén mảng tới gần biên giới Liên Xô và 3 năm sau (1989), CIA phải hủy bỏ chương trình này.

Cho dù không có chiếc máy bay SR-71 Blackbird (máy bay trinh sát chiến lược tiên tiến tầm xa, còn có tên lóng là Habu - có nghĩa là con rắn) nào bị bắn hạ do các hành động của đối phương trong toàn bộ lịch sử hoạt động, thì chiếc máy bay có vận tốc gấp 3 lần tốc độ âm thanh này đã phải đối mặt với địch thủ đáng gờm và có khả năng đánh bại nó là MiG-31 Foxhound.

Máy bay MiG-31, sát thủ của SR-71. Ảnh: B.I

Khả năng thực hiện nhiệm vụ ấn tượng của SR-71 dựa vào một số tính năng độc đáo trên khung máy bay, ví dụ như nó đạt được tốc độ bay gấp 3 lần tốc độ âm thanh (Mach 3) ở độ cao 27 km, được trang bị hệ thống radar Cross Section (RCS) và khả năng chế áp điện tử hiện đại (ECM).

Đặc điểm ấn tượng khác của Blackbird là luôn thực hiện các chuyến bay một cách an toàn và khắc chế được toàn bộ bất kỳ nỗ lực đánh chặn nào từ các máy bay chiến đấu của đối phương hoặc tên lửa đất đối khống (SAM) khi thực hiện nhiệm vụ trinh sát trên bầu trời Nga trong những năm chiến tranh lạnh.

Chiếc máy bay duy nhất sở hữu các khả năng bắn hạ SR-71 là F-14 Tomcat với hệ thống tên lửa tầm xa AIM -54 Phoenix có khả năng chống lại các máy bay siêu thanh. Trong thực tế, Phoenix được phát triển để bắn hạ các tên lửa hành trình của Liên Xô bay ở độ cao tương tự như Blackbird. Hơn nữa, với một tốc độ giữa Mach 4 và Mach 5, AIM -54 là đủ nhanh để gây ra vấn đề nghiêm trọng đối với SR-71.

Như chúng ta đã biết, chiếc máy bay duy nhất của Liên Xô có tốc độ tương đương với SR-71 là MiG-25. Nhưng ngay cả khi nó có thể bay ở tốc độ Mach 3.2, MiG-25 cũng không thể duy trì tốc độ như vậy trong một chặng đường dài để đuổi kịp Blackbird.

Một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng của MiG-25 là sự không hiệu quả của tên lửa R- 40 trong việc chống lại một mục tiêu không-đối- không cỡ nhỏ hơn so với một máy bay ném bom chiến lược.

Những thiếu sót này đã được giải quyết khi Liên Xô nâng cấp MiG-25 thành MiG- 31 và đưa vào sử dụng trong những năm 1980. MiG-31 được trang bị một tên lửa rất giống với tên lửa AIM -54 Phoenix của Mỹ, R -33 (theo báo cáo của NATO). Tên lửa này lý tưởng trong việc không chỉ để bắn hạ các máy bay ném bom của Mỹ, mà còn ngăn chặn và tiêu diệt các máy bay trinh sát siêu thanh như SR-71.

Máy bay trinh sát siêu thanh SR-71 của Mỹ. Ảnh: wikipedia.org

Khẳng định trên được chứng minh trong cuốn sách của Paul Crickmore: “Lockheed Blackbird: Ngoài những nhiệm vụ bí mật”. Trong cuốn sách này, một trong những phi công đầu tiên của SR-71 Foxhound, Đại úy Mikhail Myagkiy (sau này lên đến cấp Đại tá), người đã nhiều lần điều khiển chiếc MiG-31 để đánh chặn các máy bay do thám siêu nhanh của Mỹ, giải thích cách ông đã có thể “khóa” chiếc Blackbird ngày 31/1/1986.

"Phương án đánh chặn SR-71 đã được tính toán kỹ lưỡng và MiG-31 đã phải xuất kích chính xác 16 phút sau khi nhận được lời cảnh báo ban đầu. Trong suốt thời gian này, các trạm radar mặt đất sẽ xác định tuyến đường mà SR-71 sẽ bay sau đó... Trong lần đánh chặn thứ 8, vào ngày 31/1/1986, họ thông báo cho chúng tôi thực hiện một nhiệm vụ đánh chặn vào lúc 11h. Loa báo động phát ra những tiếng hú chói tai và sau đó là những thông báo bằng lời", Đại tá Myagkiy kể lại.

Trong trí nhớ của vị đại tá, sự xuất hiện của "Chim két" SR-71 luôn kèm theo những căng thẳng tột độ. Mọi người bắt đầu hét lên những giọng nói điên cuồng, chạy về phía nhà chứa máy bay. Trong lần đánh chặn trên, chiếc MiG-31 của Đại tá Myagkiy cất cánh cùng với phi công điều khiển vũ khí Aleksey Parshin. Sau khi lên tới độ cao 16 km, MiG-31 đã khóa hồng ngoại được chiếc SR-71 và chỉ số hiển thị trên radar cho thấy, mục tiêu đang cách họ 120 km.

Máy tính của máy bay tự động nạp dữ liệu mục tiêu vào tên lửa, và 4 hình tam giác xuất hiện trên mục tiêu được chiếu sáng ở mũ hiển thị. Một nữ quân nhân làm nhiệm vụ kiểm soát từ trung tâm điều khiển mặt đất có tên Rita phát lệnh “tấn công”. Ở độ cao 20 km, một lần nữa máy tính thông báo lệnh “tấn công”. Chiếc SR-71 Blackbird lúc đó đang bay phía trên máy bay mà phi công Myagkiy điều khiển khoảng 2 km và mắt ông đã nhìn thấy chiếc máy bay. “Nếu máy bay do thám vi phạm không phận Liên Xô, một vụ phóng tên lửa trực tiếp sẽ được thực hiện. Thực tế là không có cơ hội nào để chiếc SR-71 có thể tránh được tên lửa R-33”, Đại tá Myagkiy nói.

Câu chuyện đánh chặn SR-71 hé lộ thêm nhiều thông tin thú vị sau những tiết lộ của lực lượng phòng không Thụy Điển vì họ có một lợi thế tầm nhìn về các cuộc diễn tập trên không. Cụ thể, trên màn hình radar của Thụy Điển, người ta đã quan sát thấy các điểm sáng khác dồn đuổi theo Blackbird.

Thực tế là, ngay sau khi SR-71 bị MiG-31 đuổi ở khu vực Bắc Cực, một chiếc MiG-25 Foxbat đóng ở căn cứ không quân Finow-Eberswalde (thuộc Đông Đức) đã sẵn sàng đánh chặn nó trên biển Baltic. Quan sát từ Thụy Điển sẽ thấy SR-71 luôn luôn bay ở độ cao 22 km và MiG-25 sẽ đạt độ cao 19 km trước khi hoàn tất cuộc tấn công của nó sau Blackbird. “Chúng tôi luôn cảm thấy ấn tượng với khả năng phối hợp đánh chặn chính xác này, nó (MiG-25) luôn ở độ cao 19 km và ở phía sau SR-71 không quá 2,9km”, Crickmore, một phi công đã nghỉ hưu của Không quân Thụy Điển nói.

Kế hoạch đánh chặn của Liên Xô được thực hiện một cách hiệu quả, do vậy các sứ mạng của SR-71 sau đó đều phải lên kế hoạch hoạt động ở cách xa không phận Liên Xô bởi tính năng vượt trội của MiG-31. Tuy nhiên, các quan chức Không quân Liên Xô vẫn chưa bằng lòng với những gì MiG-31 đã thể hiện. Họ muốn SR-71 biến mất hoàn toàn khỏi bầu trời Liên Xô. Thành công mà MiG đạt được đã thúc đẩy chương trình Foxhound. Các căn cứ không quân Liên Xô sau đó đã được tăng cường các chiến đấu cơ mới.

 

Ngày 3/6/1986 Liên Xô đã dùng tới không phải 1 mà 6 chiếc MiG-31 cùng xuất kích để đánh chặn SR-71 trên vùng biển Barents. 6 chiếc Foxhound thực hiện phối hợp đánh chặn làm cho SR-71 phải chịu một cuộc tấn công từ tất cả các hướng. Áp lực cực mạnh mà MiG-31 nhằm vào Blackbird đã có kết quả. Sau vụ 6 máy bay MiG-31 bao vây một SR-71, nó (SR-71) đã không bao giờ dám bén mảng tới gần biên giới Liên Xô và 3 năm sau (1989), CIA hủy bỏ chương trình SR-71.

Các nhà bình luận quân sự phương Tây nói rằng, SR-71 đã trở nên “thừa thãi” sau khi có sự xuất hiện của các vệ tinh gián điệp. Lập luận này không hoàn toàn chính xác, bởi các vệ tinh có quĩ đạo bay cố định và có thể mất tới 24 giờ để định vị một vệ tinh lên một khu vực nhất định, trong khi các máy bay do thám thì có thể bay nhanh và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể một cách liên tục.

Ngoài ra, máy bay do thám còn có thể hoạt động bí mật và lén lút hơn so với vệ tinh, bởi quĩ đạo vệ tinh thường được công khai trên mạng, từ đó đối phương có thể triển khai những vũ khí bí mật của họ dựa trên những “điểm chết” mà từ quĩ đạo, vệ tinh không thể phát hiện ra. Do đó, lý do thực tế về việc SR-71 bị cho "về hưu non" là sự truy đuổi kinh hoàng của MiG-31 và MiG-25.

Trong thực tế, sau khi trải qua một đợt nâng cấp lớn, MiG-31 ngày hôm nay còn mạnh hơn ở thời điểm 30 năm trước. MiG-31 hiện nay với hệ thống radar cực mạnh và khả năng tấn công đồng thời nhiều mục tiêu đối phương cho thấy, đây vẫn là giải pháp hoàn hảo để giải quyết vấn đề duy nhất của Không quân Nga – kiểm soát vùng không gian rộng lớn của họ bằng một số lượng các máy bay hạn chế. Nó vẫn là phép đo thần bí đối với các thế hệ máy bay trinh sát siêu thanh hiện nay, còn thế hệ kế tiếp của SR-71 được đặt tên là SR- 72 và có khả năng đạt tốc độ Mach 6 nên cũng đã an toàn hơn.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại