Trả lời phóng vấn trước chuyến thăm 9 ngày tới Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert đã khẳng định rằng sức ép cắt giảm chi tiêu quốc phòng sẽ không ảnh hưởng tới kế hoạch chuyển hướng sang châu Á của Washington.
Hạm đội hiện tại của Hải quân Mỹ đang sở hữu 283 chiếm hạm, bao gồm 52 chiến hạm đang được triển khai tại vùng biển Thái Bình Dương, nhưng Đô đốc Jonathan Greenert cho biết con số này dự định sẽ tăng lên 62 chiến hạm vào năm 2020.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục gia tăng sự hiện diện tại châu Á và sẽ không có thay đổi trong vòng 7 đến 8 năm tới”, ông Greenert khẳng định. “Chúng sẽ thảo luận với các đối tác về việc triển khai và duy trì sự hiện diện của chúng tôi trong giai đoạn 2013-2014.”
Theo kế hoạch cắt giảm ngân sách, Lầu Năm Góc sẽ bị giảm 41 tỷ USD trong năm tài khóa 2013 và có thể giảm tới 500 tỷ USD trong vòng 9 năm tới, nếu các nghị sĩ Mỹ không tìm được các giải pháp cho sự bế tắc về chính trị.
Các quan chức quốc phòng Mỹ đã cảnh báo rằng số giờ bay, bảo dưỡng chiếm hạm và một số cuộc tập trận sẽ rút ngắn do chính sách thắt chặt tài chính, bất chấp Trung Quốc và các cường quốc châu Á khác đang tăng cường mua sắm vũ khí.
Đô đốc Jonathan Greenert hiểu rằng cắt giảm ngân sách có thể làm chậm quá trình chuyển giao một số loại vũ khí mới, các kế hoạch đóng tàu mới cũng bị ảnh hưởng. Nhưng ông cho biết có 47 chiến hạm mới đang được đóng hay kỹ hợp đồng và sẽ không bị ảnh hưởng bởi chính sách cắt giảm tài chính.
Đối với khu vực Thái Bình Dương, ông Greener cho biết Mỹ sẽ nỗ lực tăng cường vai trò của lực lượng Hải quân tại khu vực này, bằng cách tham gia nhiều cuộc tập trận chung và triển khai nhiều chiến hạm hơn tại khu vực tây Thái Bình Dương.
Để thực hiện chiến lược“tái cân bằng” tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, ông Greener tiết lộ 42 trong tổng số 52 chiếm hạm sẽ thường xuyên tuần tra khu vực biển Thái Bình Dương và đóng lâu dài tại các cảng trong khu vực.
Quân đội Mỹ dự dịnh sẽ gửi những phương tiện quân sự hiện đại nhất tới châu Á, bao gồm phi đội máy bay P-8 Poseidon đã được triển khai tại Nhật Bản vào cuối năm ngoái. Tàu tuần duyên chiến đấu (LCS) thế hệ mới cũng sẽ được triển khai tại khu vực Thái Bình Dương.
Tàu LCS đầu tiên, Freedom, đã cập cảng Singapore vào tháng trước để thực hiện sứ mệnh tuần tra trong vòng 8 tháng. Lầu Năm Góc tin rằng các tàu LCS loại nhỏ phù hợp khi hoạt động tại khu vực Thái Bình Dương.