Gepard được thừa hưởng khá nhiều từ các tàu tuần tra tên lửa và tàu khu trục hạng trung các lớp trước như Koni, Grisha và Parchim. Chiếc đầu tiên của lớp Gepard được đặt tên là Tatarstan (tên trước kia là Yastreb), hạ thủy vào năm 1993, sau đó 2 năm, nó chính thức được Bộ tự lệnh Hải quân Nga biên chế vào Hạm đội biển Caspian. Đến nay, Tatarstan là Soái hạm của hạm đội này với nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ vùng biển Caspian và biển Đen.
Hiện nay, trong Hải quân Nhân dân Việt Nam cũng có 2 chiếc Gepard thuộc lớp 3.9 đang phục vụ với nhiệm vụ tuần tra bảo vệ vùng biển của Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam đã đặt hàng để đóng thêm 2 chiếc Gerpard khác thuộc lớp 5.1 và 5.2 cho các mục tiêu săn ngầm và diệt hạm.
Gepard 3.9, phiên bản xuất khẩu cho Việt Nam, được giới chuyên môn đánh giá khá cao nhờ tốc độ vượt trội, khả năng tác chiến hoàn hảo và những vũ khí sắc bén. Được mệnh danh là “vua tốc độ”, Gepard 3.9 có thể qua mặt bất kỳ chiếc tàu khu trục nào của Hải quân Nhân dân Trung Hoa (PLAAN), ngay cả khu trục hạm lớp Sovremenny cũng không thể nào bắt kịp được nó.
Scott R.V Buskirk là một trong những đô đốc danh tiếng lẫy lừng nhất trên thế giới. Ông từng được phong thưởng nhiều huân huy chương danh giá của Hoa Kỳ và cả Nhật. Trước khi phục vụ tại Hạm đội 7, ông từng tham gia vào công tác chống cướp biển ở Vịnh Aden với vai trò là Tư lệnh quân đội chống cướp biển liên quốc gia
Phiên bản Gepard 3.9 dành cho Việt Nam được Nga ưu ái lắp đặt các hệ thống tác chiến điện tử mới và hiện đại nhất của Hải quân Nga, cùng đó là tên lửa diệt hạm Kh-35E nỗi khiếp sợ của bất kỳ chiếc tàu nổi nào. Gepard 3.9 của Việt Nam được cả tư lệnh Hạm đội 7 Hoa Kỳ là Đô đốc Scott Ray Van Buskirk đánh giá:
“Có Gepard 3.9 trong tay, Việt Nam sẽ dễ dàng làm chủ vùng biển của mình. Với tốc độ đáng sợ lên đến 14.4m/s. Tôi e rằng ngay cả soái hạm USS Blue Ridge còn phải e sợ nó”
Gepard có khá nhiều các biến thể khác nhau, tùy thuộc vào mục đích tác chiến và nghệ thuật chiến tranh của mỗi quốc gia. Gepard 3.2 được tôn vinh là vua của các loại khu trục săn ngầm, 5.1 được xem như là nỗi kinh hoàng với các tàu nổi, 5.2 lại được đánh giá cao nhờ khả năng phòng không siêu việt của mình. Tuy nhiên, 2 chiếc đầu tiên thuộc lớp 3.9 của Việt Nam lại là biến thể kết hợp từ những biến thể trên, cộng thêm đó là tốc độ tuyệt vời của nó.
Gepard 3.9 rất thích hợp với nghệ thuật chiến tranh du kích của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Gepard 3.9 có khả năng chống ngầm mạnh mẽ, với hệ thống định vị sonar VDS-2EM hiện đại nhất trong các loại định vị sonar hiện nay. VDS-2EM có bán kính quét rộng và độ sâu lên đến 800 m nên khó có chiếc tàu ngầm nào qua mặt được nó. Gepard 3.9 cùng trực thăng săn ngầm Ka-28 hoặc Ka-31 là nỗi khiếp sợ với bất kỳ chiếc tàu ngầm nào muốn xâm phạm lãnh hải của Việt Nam.
Chưa hết, Gepard 3.9 còn có một dàn phóng rocket RBU-6000 chống ngầm. RBU-6000 là phiên bản mới nhất của hệ thống rocket chống ngầm với khả năng quét sonar chủ động. RBU-6000, kết hợp với hệ thống quét sonar VDS đã làm nên một chiếc khu trục có thể chủ động trong bất kỳ trường hợp tác chiến chống ngầm nào.
Thân tàu lớp Gepard được làm hoàn toàn bằng hợp kim Aluminium-Magnesium khá nhẹ, giúp nó có thể chạy nhanh hơn và giảm thiểu tối đa sức nặng của tàu. Thế nhưng, không phải vì lớp giáp này nhẹ mà khả năng bảo vệ tàu kém đi.
Một minh chứng rõ ràng là trong nhiệm vụ chống ngầm tại Vịnh Aden, chiếc soái hạm Tatarstan bị một quả RPG-7 bắn vào mạn trái nhưng con tàu không hề hấn gì cả, ngay cả lớp giáp cũng không bị một lỗ thủng lớn. Điều này đã chứng minh được sự tin cậy của lớp giáp này, từ khả năng bảo vệ ưu việt đến khả năng làm nhẹ trọng lượng tàu. Trong khi đó, những chiếc tàu khác của Hoa Kỳ đều được bọc bằng một lớp hợp kim nhôm kết hợp sắt nên làm trọng lượng của tàu nặng lên và không thể di chuyển nhanh như Gepard được.
Thiết kế boong tàu có cấu trúc thượng tầng độc đáo, với 10 khoang không thấm nước trên tàu. Gepard có thể nổi với 5 khoang ngập nước. Lớp hợp kim Aluminium-Magnesium có thể hấp thụ được tối đa sóng sonar nhằm giảm thiểu khả năng phát hiện của các tàu đối phương. Bên cạnh đó, với thiết kế nhằm làm trượt đi sóng xung điện từ phát đi từ radar, Gepard có khả năng tàng hình trước những hệ thống radar quét pha bị động.
Gepard được trang bị hệ thống radar tối tân hiện đại nhất của Nga hiện nay. Với hệ thống theo kiểu module, có khá nhiều hệ thống sử dụng chung các module với nhau, giảm thiểu tối đa số lượng thủy thủ điều khiển và tối ưu hóa khả năng tác chiến trên biển. Hệ thống sonar VDS mới nhất có thể vạch mặt bất kỳ kẻ địch nào rình rập trên biển Đông.
Hệ thống vũ khí của Gepard 3.9
Tên lửa: Gồm tên lửa chống hạm Kh-35E (được NATO định danh là SS-N-25 “Switchblade”) hay còn gọi là Uran-E một phiên bản xuất khẩu chỉ dành riêng cho Việt Nam và Ấn Độ, với những tính năng siêu việt nhất trong các loại tên lửa hiện nay. Phía Trung Quốc mặc dù rất thèm muốn và chi khá nhiều tiền để có loại tên lửa hạm đối hạm này thế nhưng các nhà sãn xuất vũ khí Nga vẫn đáp lại là không.
Kh-35E được xem là đồng cấp với Harpoon của Hoa Kỳ thế nhưng vượt trội hơn với những tính năng sau:
- Tốc độ siêu âm Mach 1. Thời gian tác chiến là 10 giây, thời gian tấn công mục tiêu ở cự ly xa nhất 130km với thời gian ngắn nhất.
- Được trang bị hệ thống nhằm che mắt radar với công nghệ Sea-Skiming với khả năng bay sát mặt nước và tạo ra một lớp được gọi là “Plasma shield” nhằm trốn tránh sự phát hiện của radar tầm xa và các hệ thống phòng thủ tầm gần của phía địch.
Đó là lý do Chính phủ Nga không bao giờ cho phép xuất khẩu cho Trung Quốc. Chỉ có 4 quốc gia sở hữu loại tên lửa này là Nga, Việt Nam, Ấn Độ và Algeria. Với khả năng vượt trội của mình, Kh-35E có thể tiêu diệt một chiếc khu trục lớp Arleigh Burke với 1 quả tên lửa chỉ trong tích tắc. Đó là điều làm nên sự đáng sợ của nó.
Ngoài ra, Gepard còn được trang bị 1 hệ thống phòng không với dàn phóng tên lửa Osa-M, gồm một bệ phóng kép và 20 quả tên lửa SA-N-4 “Gecko” sẵn sàng khai hỏa tiêu diệt mục tiêu
Gepard 3.9 còn được trang bị một khẩu AK-176 7.62mm có khả năng bắn được đến 120 phát/ phút và có thể điều khiển bằng hệ thống radar hoặc điều khiển bằng tay. Trong chiến dịch truy quét cướp biển ở Vịnh Aden, khẩu AK-176 của Tatarstan đã khiến cho nhiều căn cứ và tàu của cướp biển nhận phải những phát pháo kinh hoàng. Bên cạnh đó là 2 khẩu AK-630 và một hệ thống CIWS Palma-SU, một phiên bản của vua CIWS Kashtan.