Theo nhận xét của chuyên gia Trung tâm Phân tích Chiến lược và công nghệ Nga, ông Vasily Kashin, trước hết điểm thú vị của bài báo là chỉ rõ những yếu tố đe dọa nghiêm trọng an ninh Trung Quốc từ phía Mỹ.
Phân tích của tác giả xuất phát từ vấn đề phụ thuộc thương mại hàng hải ngày càng tăng của Trung Quốc. Để thu được chiến thắng thuyết phục trong cuộc xung đột phi hạt nhân, thay vào tập trung giành bàn thắng trước các cụm quân sự khác nhau của Trung Quốc, Mỹ cần hướng nỗ lực làm suy yếu nền kinh tế và công nghiệp nước này.
Tác giả Mirsky đề xuất thực hiện hai tuyến phong tỏa. Sử dụng các chiến hạm nổi ở vòng ngoài, nơi chúng được bảo vệ an toàn trước đòn tấn công tên lửa chống tàu và không quân triển khai trên đất liền.
Vòng phong tỏa bên ngoài được yểm trợ bởi công cụ "đánh chặn bất hợp pháp", là hoạt động kiểm tra và ngăn chặn tàu hàng dành cho Trung Quốc.
Vòng cận phong tỏa là vùng biển tiếp giáp với Trung Quốc, được trao qui chế “vùng cấm” tại thời điểm xung đột. Bất kỳ tàu thuyền di chuyển trong khu vực này sẽ bị tiêu diệt, không chờ đợi xác minh mã hiệu và quốc tịch tàu. Vòng cận phong tỏa sẽ do các tàu ngầm của Mỹ và Nhật Bản đảm nhiệm giám sát.
Chuyên gia Mỹ cho rằng, việc có sự chấp thuận ủng hộ từ phía Nga sẽ là điều kiện chính trị quan trọng nhất, bảo đảm thành công hoạt động phong tỏa biển Trung Quốc. Đây không phải là điều dễ dàng.
Khác các quốc gia nhỏ khác, không thể tìm cách ép buộc Nga tham gia phong tỏa Trung Quốc bằng những áp lực chính trị hay quân sự, Nga sở hữu tiềm năng hạt nhân đáng gờm.
Tác giả bài viết thừa nhận rằng vào thời điểm hiện nay, triển vọng lôi kéo Nga chống Trung Quốc dường như là điều hão huyền, nhưng không nên loại trừ khả năng như vậy trong tương lai, khi Moscow cảm thấy bị Bắc Kinh uy hiếp.
Đứng trước thực tế mối đe dọa tiềm năng các tuyến đường biển quan trọng, Trung Quốc hi vọng mua tàu ngầm mới của Nga. Lực lượng tàu ngầm sẽ là một trong số ít các công cụ của Hải quân Trung Quốc đủ hiệu quả tấn công vòng phong tỏa bên ngoài.
Ông Vasily Kashin cho rằng, hạm đội tàu ngầm cho phép Trung Quốc phản công vòng phong tỏa và chống đồng minh của Mỹ trong khu vực.
Trong bối cảnh như vậy, quan hệ đối tác chiến lược Nga-Trung Quốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho hai nước. Việc mở rộng hạ tầng giao thông giữa Nga và Trung Quốc là một điều kiện quan trọng tăng cường tính an ninh quốc gia, bảo vệ trước các biện pháp trừng phạt có thể hoặc nỗ lực phong tỏa từ phía Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ.
Nên nhận thấy, ngoài lợi ích ngắn hạn còn tồn tại cả những thành phần chiến lược quan trọng trong các dự án hợp tác thương mại kinh tế. Ngay hiện tại, ở mức nhất định tính chất đặc biệt của mối quan hệ đã bảo vệ cả Nga và Trung Quốc trước nỗ lực cưỡng ép của Mỹ.