Bài viết cho biết, hồi cuối tháng 3/2015 vừa qua, lần đầu tiên Nga thừa nhận, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm T-50 của họ tồn tại những vấn đề nghiêm trọng.
Vì những tồn tại này, Nga đã quyết định giảm số lượng sản xuất của dòng tiêm kích T-50. Theo đó, đến cuối thập kỷ này, đưa số lượng sản xuất máy bay chiến đấu T-50 từ 52 chiếc theo kế hoạch giảm xuống còn 12 chiếc.
Hiện nay, Nga đã có 5 nguyên mẫu T-50 dùng để bay thử nghiệm, cho dù một chiếc trong đó bị tổn thất khá nghiêm trọng do bốc cháy trong chuyến bay thử hồi năm 2014.
Dù công bố quyết định này, Nga hoàn toàn không đề cập tới nguyên nhân cụ thể của việc tiến hành điều chỉnh này. Nhưng, quan chức của Không quân Ấn Độ hơn một năm qua luôn phê phán tiến triển của chương trình T-50.
Loại máy bay chiến đấu này tương đương thậm chí là mạnh hơn dòng tiêm kích F-22 và F-35 của Mỹ. Theo người Ấn Độ, căn cứ vào thỏa thuận ký kết với người Nga vào năm 2007, họ có quyền tìm hiểu chi tiết kỹ thuật cụ thể. Tuy nhiên phía Nga vẫn phớt lờ yêu cầu của Ấn Độ.
Mặc dù Nga không công bố cụ thể các tồn tại, tuy nhiên theo Tờ tờ the Aviationist, dòng máy bay này đã gặp hàng loạt vấn đề phát sinh trong những chuyến bay thử nghiệm mấy năm qua.
Lỗi đầu tiên theo the Aviationist cho biết, qua nhứng hình ảnh được Nga công bố, dòng tiêm kích này đã tỏ ra kém cơ động hơn so với một số máy bay phản lực thuộc các thế hế trước.
Nguồn tin dẫn phân tích của chuyên gia Piotr Butowski khẳng định rằng, “có thể nói T-50 vẫn có những giới hạn. Nó đã trải qua một loạt đợt nâng cấp tại cơ sở chế tạo máy bay Sukhoi ở đường Polikarpov, Moscow trong thời gian qua".
Vì thế khung máy bay được gia cố qua các đợt thử nghiệm bay và thử nghiệm tĩnh. Nhiều lớp phủ mới có thể được nhìn thấy rõ trên bề mặt của máy bay. Trong bức ảnh trên cho thấy khung máy bay đã được gia cố bằng miếng kim loại đặt trên mặt cánh của máy bay.
Quay trở lại năm 2011, khi chiếc T-50 lầu tiên được tung ra, cả hai nguyên mẫu của nó đều có vấn đề kỹ thuật. Trong khi chiếc thứ nhất mang số hiệu 51 bị lỗi cấu trúc thì chiếc thứ hai số hiệu 52 chạy được một đoạn lại phụt luồng lửa ra đuôi, lập tức ban tổ chức buộc phải hủy chuyến bay và trình diễn.
Bên cạnh những sai sót ở trên, là những lỗi cũng thường có ở các máy bay đang phát triển như F-35 của Mỹ. Tuy nhiên lỗi nghiêm trọng nhất Nga rất kín tiếng đó là ở bộ cảm biến mới với một radar ở bên, thiết bị tìm kiếm và cảm biến tia cực tím.