Báo Mỹ chê Liêu Ninh, "dìm hàng" tàu sân bay Nga sản xuất

Anh Tuấn |

(Soha.vn) - Tờ Foreign Policy của Mỹ mới đây đăng tải bài phân tích về sức mạnh thật sự của tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, Liêu Ninh, qua đó "chê bai" tàu sân bay do Nga sản xuất.

Bài viết "nói bóng gió" rằng việc sở hữu một chiếc hàng không mẫu hạm không đồng nghĩa với việc có được sức mạnh và ưu thế của một cường quốc mẫu hạm. Nhiều cường quốc vì vấp phải những lý do như sự cố kĩ thuật, thời hạn sử dụng quá lâu hoặc những khiếm khuyết về thiết kế nên chưa thật sự tận dụng thành công những chiếc mẫu hạm của mình.

Tàu sân bay Kuznetsov
Tàu sân bay Kuznetsov

Tác giả lấy ví dụ tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga, chiếc mẫu hạm duy nhất tới nay của cường quốc này được đưa vào sử dụng từ năm 1991, nhưng chỉ được đưa ra tiền tuyến vỏn vẹn 4 lần. Trong cả 4 lần, nó đều chỉ được ra biển Địa Trung Hải với thời gian ngắn ngủi vài tháng. Trong khi đó, hàng không mẫu hạm của Mỹ cứ 2 năm một lần lại được triển khai tại các căn cứ xa bờ, mỗi lần đóng quân khoảng 6 tháng. Như vậy, nếu so với mẫu hạm của Mỹ thì tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov quá hạn chế.

Vấn đề lớn nhất của tàu Đô đốc Kuznetsov là ở trang bị động lực. Loại tuabin hơi nước và áp suất cao của tàu này từng bị đánh giá là có khiếm khuyết. Do không được chăm sóc kĩ càng, từng có 1 binh sĩ thiệt mạng do chập mạch điện trên tàu năm 2009. Hay như hệ thống cấp nước hoạt động kém do các đường ống dễ bị đóng băng vì thời tiết nên 2000 binh sĩ trên tàu phải dùng chung vỏn vẹ 25 nhà vệ sinh công cộng. Nga hiện đang hết sức quan tâm tới những khiếm khuyết trên và đã lên kế hoạch chế tạo chiếc mẫu hạm mới vào năm 2020.

Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc
Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc

Trung Quốc và Ấn Độ hiện đều sử dụng các tàu hàng không mẫu hạm do Nga sản xuất. Đặc biệt chiếc Liêu Ninh được coi là “anh em” của tàu Kuznetsov, nên nó cũng tồn tại rất nhiều khuyết điểm giống như “họ hàng” của mình. Với khả năng cung cấp nhiên liệu yếu kém, tàu Liêu Ninh không thể đi quá xa bờ và chỉ có thể tập luyện ở những vùng biển duyên hải. Tình hình của chiếc Vikramaditya thuộc Hải quân Ấn Độ có vẻ còn tệ hại hơn nhiều.

Bài phân tích còn cho rằng, không chỉ những mẫu tàu sân bay của Nga sản xuất mới có vấn đề tương tự. Hiện nay Anh và Pháp cũng đã nhìn ra vấn đề và rất tích cực rao bán những mẫu tàu cũ kĩ của mình cho các nước đang phát triển. Năm 2000, Brazil đã mua lại chiếc Sao Paulo từ hải quân Pháp. Chiếc hàng không mẫu hạm này tuy không gặp phải các vấn đề như các dòng của Nga, nhưng do tuổi đời cũ kĩ nên chi phí bảo trì cao ngất ngưởng. Tuy nó giúp Brazil trở thành một thành viên trong nhóm các nước có tàu sân bay nhưng về cơ bản thì hiệu quả sử dụng rất thấp.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại