Theo tạp chí quân sự Janes, Bộ Tài chính Ba Lan đã giải ngân 47 triệu Zloty (đơn vị tiền tệ Ba Lan) cho chương trình phát triển vũ khí này. Theo kế hoạch, Mesko sẽ bắt đầu thử nghiệm tên lửa Pirat từ giữa năm 2015 và sản xuất hàng loạt từ năm 2017.
Tổ hợp tên lửa chống tăng Spike-LR
Theo thông tin sơ bộ, tổ hợp tên lửa chống tăng Pirat được thiết kế với phiên bản vác vai và trang bị trên các dòng máy bay không người lái tầm trung. Việc phát triển dòng tên lửa trên được thực hiện theo đơn đặt hàng của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Ba Lan. Tầm bắn của tổ hợp Pirat vào khoảng 2,5 km, khoảng cách được giới chức quân sự Ba Lan coi là hợp lý để tiêu diệt các mục tiêu cấp chiến thuật trên chiến trường.
Pirat được trang bị 3 loại đầu đạn khác nhau, gồm: Đầu nổ lõm cho nhiệm vụ tiêu diệt cơ giới, nổ phá mảnh để tiêu diệt sinh lực và nhiệt áp để tiêu diệt nhân sự địch ẩn nấp trong công sự vững chắc. Từ thông tin sơ bộ, tên lửa Pirat dài 1,2m và khối lượng toàn bộ tổ hợp vào khoảng 15 kg; đạn tên lửa nặng 10 kg với khối lượng đầu đạn là 2,5 kg.
Để tăng cường khả tăng tác chiến trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết, tổ hợp tên lửa Pirat được trang bị thiết bị ngắm đa chế độ, thiết bị chỉ thị laser, la bàn điện tử và hệ thống định vị vệ tinh GPS.
Sau khi được tiếp nhận, Pirat sẽ thay thế vị trí của các tổ hợp tên lửa chống tăng Spike-LR trong biên chế Quân đội Ba Lan. Năm 2003, Ba Lan đã chi ra 1,3 tỷ Zloty mua dòng tên lửa chống tăng hiện đại trên từ Israel. Ưu thế của Pirat so với Spike-LR là giá thành chỉ bằng 1/3, cũng như ứng dụng các công nghệ hiện đại hơn để nâng cao khả năng tác chiến lục quân.
Bạn là người yêu màu xanh áo lính, bạn có đam mê tìm hiểu các loại vũ khí - khí tài trang thiết bị quân sự cũng như chiến thuật - chiến lược - chiến sử của quân đội các nước trên thế giới và muốn có nơi để thể hiện những hiểu biết của mình. Hãy gửi bài cho chúng tôi theo địa chỉ [email protected] Chúng tôi sẽ duyệt để đăng tải và trả nhuận bút cho bạn trong vòng 24 giờ. |