Harfang là máy bay không người lái hoạt động ở độ cao trung bình và có tầm hoạt động lớn được Không quân Pháp sử dụng để thay thế cho loại UAV RQ-5 Hunter đã lỗi thời.
Harfang thực chất là máy bay không người lái IAI Heron, một sản phẩm của Công ty Malat – công ty con thuộc Tập đoàn Công nghiệp hàng không Israel (IAI).
Không quân Pháp bắt đầu mua những máy bay không người lái đầu tiên vào năm 1995, với một số lượng lớn các UAV Hunter-5 RQ.
IAI Heron có mặt ở Pháp lần đầu tiên ở Pháp vào năm 199 tại triển lãm Paris Air Show và ngay lập tức nó nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà quân sự Pháp.
UAV Harfang.
Ngày 09 tháng 9 năm 2006, một mẫu thử nghiệm UAV Heron đã được đưa tới thử nghiệm tại căn cứ Không quân Istres-Le Tubé, phía tây bắc thành phố Marseille, Pháp.
Trong năm 2007, Harfang đã được triển khai ở Lourdes để đảm bảo an ninh cho Đức Giáo Hoàng Benedict XVI.
Trong tháng 2 năm 2009, 3 chiếc Harfang đã được gửi đến Afghanistan và triển khai tại Bagram.
Vào tháng 8 năm 2011, UAV Harfang đã được triển khai để thực hiện nhiệm vụ trong cuộc xung đột Libya.
UAV Harfang có chiều dài 9,3, sải cánh 16,6 m, trọng lượng rỗng 657 kg, trọng lượng cất cánh 1.250 kg. UAV được trang bị 1 động cơ tăng áp Rotax 914 F công suất 115 sức ngựa cho phép nó đạt tốc độ tối đa 207 km/h.
Harfang có thể mang tải trọng 250 kg, bay liên tục trong thời gian 24h với trần bay 7.500 mét và tầm hoạt động lên tới 1.000 km.
Harefang có một "người anh em" hiện đang phục vụ trong Không lực Israel đó là UAV “khổng lồ” Etian (còn gọi là Heron TP - một biến thể của Heron). Etian có khả năng hoạt động 36 giờ liên tục trên không và chở theo được khoảng 2 tấn vũ khí, trang bị. Với chiều dài đạt 14 m và sải cánh rộng 26 m, UAV Heron TP có kích cơ tương đương máy bay chở khách Boeing 737.
Ngoài khả năng thực hiện nhiệm vụ trinh sát, dòng UAV này có khả năng mang theo tên lửa và bom để trực tiếp tấn công mục tiêu theo nhiệm vụ tác chiến.
Dưới đây là một số hình ảnh UAV Harfang tại một căn cứ Không quân Pháp ở Niamey, Niger: