[ẢNH] Trực thăng săn ngầm có thể mang vũ khí hạt nhân của Liên Xô

Ly Vy |

Trực thăng săn ngầm Mi-14 có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân tiêu diệt toàn bộ tàu ngầm trong vòng bán kính 1.000m.

Nhằm thay thế cho số lượng lớn trực thăng Mi-4 Hound trong biên chế Hải quân Liên Xô, một phiên bản của dòng trực thăng Mi-8 với thiết kế khung thân như 1 chiếc thuyền đã được phát triển và định danh là Mi-14 Haze.

Nguyên mẫu đầu tiên, được gọi là V-14, đã cất cánh lần đầu tiên vào năm 1973.

Ý tưởng về việc sử dụng trực thăng để săn ngầm ban đầu không phải của Liên Xô. Mỹ đã sử dụng trực thăng Sikorsky R-4 để tuần tra vùng biển của mình và Đức cũng sử dụng trực thăng hạng nhẹ Fl 282 cho mục đích tương tự.

Theo trang mạng English Russia, Liên Xô không phải là quốc gia đầu tiên nảy ra ý tưởng sử dụng trực thăng để săn ngầm.

Trước đó, Mỹ đã sử dụng trực thăng Sikorsky R-4 để tuần tra vùng biển và Đức cũng sử dụng trực thăng hạng nhẹ Fl 282 cho mục đích tương tự.

Khi chiến tranh Lạnh xảy ra, cả 2 phía chạy đua trong việc thiết kế các trực thăng tinh vi hơn để giám sát tàu ngầm ở các vùng biển sâu.

Khi Chiến tranh Lạnh xảy ra, Mỹ và Liên Xô bắt đầu chạy đua thiết kế các trực thăng tinh vi hơn để giám sát tàu ngầm ở những vùng biển sâu.

Liên Xô đã chuyển đổi mẫu trực thăng vận tải Mi-8 trứ danh của mình thành trực thăng săn ngầm với khung thân hình chiếc thuyền độc đáo. Nhờ thiết kế này mà trực thăng có thể hạ cánh ngay trên mặt nước.

Liên Xô đã chuyển đổi mẫu trực thăng vận tải Mi-8 trứ danh của mình thành trực thăng săn ngầm với khung thân hình chiếc thuyền độc đáo. Nhờ thiết kế này mà trực thăng có thể hạ cánh ngay trên mặt nước.

Thiết kế của Mi-14 có 1 ra đa tìm kiếm lắp đặt phía dưới mũi, các bánh đáp có thể thu gọn vào bên trong, các loại ngư lôi và bom chìm được lắp bên trong khoang vũ khí.

Thiết kế của Mi-14 có 1 radar tìm kiếm lắp đặt phía dưới mũi, các bánh đáp có thể thu gọn vào bên trong, các loại ngư lôi và bom chìm được lắp bên trong khoang vũ khí.

Đặc biệt, loại trực thăng này có thể mang theo 1 quả bom hạt nhân chống tàu ngầm Scalp, loại bom này có sức công phá tương đương với 1.000kg thuốc nổ TNT, sức công phá mà vụ nổ tạo ra có thể thổi bay tàu ngầm đối phương ở trong khu vực 1km.

Đặc biệt, theo English Russia, Mi-14 có thể mang theo 1 quả bom hạt nhân chống tàu ngầm "Scalp".

Loại bom này có sức công phá tương đương với 1.000kg thuốc nổ TNT, sức công phá mà vụ nổ tạo ra có thể thổi bay tàu ngầm đối phương trong phạm vi 1km.

Lần thử nghiệm đầu tiên của chiếc trực thăng đã không thành công khi mà nó bị lật nhưng phi hành đoàn vẫn an toàn.

Lần thử nghiệm đầu tiên của chiếc trực thăng đã không thành công. Nó đã bị lật nhưng phi hành đoàn vẫn an toàn.

Mi-14 có thể bay liên tục trong vòng 5,5 giờ hoặc di chuyển xa 1.100km. Và do đó nó có thể tìm kiếm tàu ngầm đối phương trong nhiều giờ liên tục. Phi công rất ưa chuộng loại máy bay này nhờ cabin rộng rãi và thiết kế giúp rung động thấp giúp phi hành đoàn thoải mái trong các chuyến tuần tra kéo dài hàng giờ vào ban đêm.

Mi-14 có thể bay liên tục trong vòng 5,5 giờ hoặc di chuyển xa 1.100km. Do đó, nó có thể tìm kiếm tàu ngầm đối phương trong nhiều giờ liên tục.

Các phi công Liên Xô rất ưa chuộng loại máy bay này bởi nó có cabin rộng rãi và thiết kế hạn chế rung động, giúp phi hành đoàn thoải mái trong các chuyến tuần tra kéo dài hàng giờ vào ban đêm.

Đến năm 1992, dây chuyền chế tạo Mi-14 đã dừng hoạt động do áp lực lớn từ phía Mỹ.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, dây chuyền chế tạo Mi-14 đã dừng hoạt động, một phần do áp lực lớn từ phía Mỹ.

Tuy nhiên, Hải quân Nga giờ đây đang có ý định tái sản xuất dòng trực thăng này cho cả mục đích dân sự và quân sự.

Song, mới đây, trang Business Online từ khu vực Tatarstan của Nga, nơi đặt nhà máy sản xuất Mi-14, cho biết Kazan Helicopter Works (KVZ) đang chuẩn bị tái sản xuất mẫu trực thăng này cho hải quân Nga.

KVZ hiện chưa công bố chính thức thông tin, tuy nhiên, ít nhất ý kiến này cũng đã được đưa ra thảo luận trong nội bộ công ty.

Tuy nhiên, điều này sẽ gặp không ít khó khăn do nhiều tài liệu đã bị mất cũng như nhiều kĩ sư đã không còn ở Nga hoặc đã quá già.

Nhiều chuyên gia rằng việc tái sử dụng lại Mi-14 có thể được hoàn thành trong vòng 2 năm, bao gồm vài giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên sẽ đưa lại biên chế 10 chiếc Mi-14, sau đó, chúng sẽ được hiện đại hoá và cuối cùng là giai đoạn sản xuất các máy bay mới.

Phiên bản Mi-14 mới nhiều khả năng sẽ có động cơ, hệ thống hàng không kĩ thuật và điện tử hiện đại mới, cũng như nổi được trên mặt nước tốt hơn.

Một số chỉ trích về kế hoạch tái sản xuất Mi-14 cho rằng đây là điều cho thấy ngành công nghiệp hàng không Nga không thể chế tạo thứ gì mới vì thiết kinh nghiệm nên họ phải tái sản xuất thiết kế từ thời Liên Xô.

Hiện đang có nhiều luồng ý kiến tranh luận về kế hoạch tái sản xuất Mi-14 của Nga. Một số ý kiến cho rằng kế hoạch này của Nga sẽ gặp không ít khó khăn do nhiều tài liệu đã bị mất, cũng như nhiều kĩ sư đã không còn ở Nga hoặc đã lớn tuổi.

Một số ý kiến lại cho rằng không cần thiết và thật ngu ngốc khi sử dụng 1 thiết kế mới với công nghệ cũ và nên tiếp tục sử dụng thiết kế này.

Một số chỉ trích rằng kế hoạch tái sản xuất Mi-14 cho thấy ngành công nghiệp hàng không Nga không có đủ kinh nghiệm để chế tạo thứ gì mới nên phải tái sản xuất thiết kế từ thời Liên Xô.

Dự kiến kế hoạch tái sản xuất trực thăng Mi-14 của Nga sẽ kéo dài trong vòng 5 năm.

Trong khi đó, một số ý kiến khác phản bác lại rằng việc sử dụng thiết kế mới với công nghệ cũ là ngu ngốc và không cần thiết. Nga nên tiếp tục sử dụng thiết kế này.

 

>>> Xe tăng "cực độc" dùng cho chiến tranh hạt nhân của Liên Xô

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại