Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Quân ủy Trung ương-Bộ Quốc phòng; Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam; Thanh tra Bộ Quốc phòng; Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh; Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh phường 6, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh và gia đình thương tiếc báo tin:
Thượng tướng Hoàng Cầm (tên khai sinh Đỗ Văn Cầm), sinh năm 1920, tại xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội); trú tại số nhà 244, đường Pasteur, phường 6, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh; Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IV, V, VI; Đại biểu Quốc hội khóa VII; nguyên: Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân đoàn 4; Tư lệnh Quân khu 4; Tổng Thanh tra Quân đội (nay là Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng) đã nghỉ hưu.
Huân chương Hồ Chí Minh; 2 Huân chương Quân công hạng Ba; Huân chương Quân công Giải phóng hạng Ba; Huân chương Chiến công hạng Nhì; Huân chương Chiến thắng hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất; Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Quân kỳ quyết thắng; Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng.
Ông đã từ trần hồi 14 giờ 30 phút ngày 19/8/2013, tại Bệnh viện quân y 175. Lễ viếng từ 8 giờ 30 phút ngày 23/8/2013, tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng phía Nam (Số 5, Phạm Ngũ Lão, phường 3, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh). Lễ truy điệu và đưa tang hồi 12 giờ ngày 24/8/2013; an táng cùng ngày tại nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh (quận Thủ Đức).
Tiểu sử tóm tắt Thượng tướng Hoàng Cầm
Thượng tướng Hoàng Cầm (tên khai sinh Đỗ Văn Cầm), sinh năm 1920, nguyên quán xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội); trú quán: số nhà 244, đường Pasteur, phường 6, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông tham gia cách mạng năm 1945, là chiến sỹ Giải phóng quân Hà Nội; tháng 8/1945, nhập ngũ vào quân đội. Tháng 2/1947, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).
Từ tháng 10/1945 đến tháng 11/1946, ông là Tiểu đội trưởng; Trung đội phó, Trung đội trưởng, Đại đội phó thuộc Trung đoàn 97. Tháng 12/1946 đến tháng 2/1947, ông là Đại đội trưởng kiêm Chính trị viên Đại đội 120 Sơn La.
Từ tháng 3/1947 đến tháng 8/1954, ông là Chính trị viên Đại đội 590, Tiểu đoàn 18, Biên giới Lào-Việt; Đại đội trưởng Đại đội 250, Trung đoàn 97; Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 90 Xây dựng cơ sở ở Đà Bắc; Tiểu đoàn phó, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 209, Sư đoàn 312; Trung đoàn phó, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 209, Sư đoàn 312.
Từ tháng 9/1954 đến tháng 8/1972, ông giữ các cương vị: Tham mưu trưởng, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312; Học viên Học viện quân sự Bắc Kinh; Phái viên Tác chiến Bộ chỉ huy quân sự Miền; Sư đoàn trưởng Sư đoàn 9; Phái viên Bộ Tổng tư lệnh Miền; Tham mưu phó, Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Miền.
Từ tháng 9/1972 đến tháng 12/1974, ông là Chỉ huy phó Bộ chỉ huy quân sự Miền phụ trách Chỉ huy trưởng Đoàn 301, B2; Chỉ huy trưởng Đoàn 301, B2; từ tháng 1/1975 đến tháng 2/1977 là Tư lệnh Quân đoàn 4; tháng 3/1977 đến tháng 1/1981 là Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân đoàn 4; từ tháng 2/1981 đến tháng 3/1982 là Phó Tư lệnh Bộ đội Việt Nam tại Campuchia; từ tháng 4/1982 đến tháng 8/1987 là Tư lệnh Quân khu 4. Đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IV, V, VI. Đại biểu Quốc hội khóa VII.
Tháng 9/1987, ông được điều động về Tổng Thanh tra Quân đội và được Chính phủ bổ nhiệm Tổng Thanh tra Quân đội (nay là Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng).
Ông được phong quân hàm cấp Thượng tá (8/1958); thăng quân hàm: Đại tá (11/1960), Thiếu tướng (4/1974), Trung tướng (4/1980), Thượng tướng (12/1984). Tháng 11/1992, đồng chí được Nhà nước cho nghỉ hưu.
Do có nhiều công lao, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, Thượng tướng Hoàng Cầm đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: [email protected]. Trân trọng!