"Cuộc chiến bị lãng quên" của David Douglas Duncan, phóng viên ảnh lừng danh của Mỹ trong thế kỷ 20, được coi là một trong những chùm ảnh xuất sắc nhất về chiến tranh Triều Tiên. Ông bày tỏ mong muốn thông qua những bức ảnh của mình "có thể thấy được những hy sinh của các binh sĩ mỗi đất nước của anh ta quyết định lao vào một cuộc chiến".
Bức ảnh chụp một chỉ huy lực lượng Thủy quân Lục chiến của Mỹ, sau một trận đánh với quân đội Triều Tiên ở gần khu vực sông Naktong năm 1950, được Duncan miêu tả: "Ike Fenton, ướt như chuột vì mưa và những giọt mồ hôi nhỏ xuống từ cằm. Anh ấy đang nghe tin báo rằng đơn vị tả tơi của mình ấy chỉ còn giữ được vài căn cứ. Nếu quân đội Bắc Triều Tiên tấn công thêm một trận nữa thì đơn vị của Fenton sẽ bị hạ gục bởi lưỡi lê và báng súng".
Một bức ảnh khác cho thấy khung cảnh ác liệt của trận chiến giành Seoul năm 1950.
"Đây là bức ảnh tốt nhất mà tôi chụp được về những người dân thường Triều Tiên. Một gia đình đi xuống cầu thang, người cha ôm đứa bé, xe tăng nã đạn bên trên. Những chiếc xe tăng nhắm đến quân đội Bắc Triều Tiên ngay bên kia con phố trong cuộc chiến giành Seoul", Duccan nói với tạp chí LIFE.
"Trên chiến trường, Hạ sĩ Leonard Hayworth rơi nước mắt sau khi bò về vị trí và nhận ra rằng tất cả đạn dược đều cạn kiệt", Duncan mô tả về bức ảnh trong cuốn sách xuất bản năm 1951 "Chiến tranh là đây".
Lính thủy đánh bộ Mỹ lội qua vũng lầy trong một trận đánh tháng 9/1950.
Bị thương khi chiếc xe Jeep của mình gặp phải mìn, tài xế chiếc xe cứu thương mếu máo ở bên đường khi biết người đồng đội của mình đã chết trong vụ nổ. Con số thương vong trong chiến tranh Triều Tiên khác nhau tùy nguồn báo cáo, được cho là 30.000 lính Mỹ chết trận, quân đội Hàn Quốc mất 400.000 người và 2 triệu dân thường cùng 1,5 triệu lính Triều Tiên thiệt mạng.
Một binh sĩ bị thương được cáng đi bằng khẩu súng máy năm 1950.
Một đơn vị lính thủy đánh bộ của Mỹ hành quân trên con đường bên sườn núi được đặt tên là "Vách núi Ác mộng" trên đường rút quân khỏi căn cứ Choisin năm 1950.
Các binh lính nghỉ ngơi sau khi vượt qua Vách núi Ác mộng, tháng 12/1950.
Một binh sĩ mệt mỏi và quấn khăn chống rét trên chiến trường, mùa đông năm 1950.
Một người khác mệt mỏi và kiệt sức trong giá lạnh.
Trên chiến trường, binh sĩ Mỹ nuôi cả chó để bầu bạn và giảm căng thẳng, sợ hãi.
Đội quân gặp những xác người thiệt mạng trong những cuộc giao tranh nằm la liệt trên đường rút khỏi Chosin.
Đường rút quân khỏi chiến trường đầy khốc liệt.
Các binh sĩ Mỹ đi sau chiếc xe tải chở xác những người đồng đội tử nạn trên chiến trường năm đầu của cuộc chiến tranh Triều Tiên. Khi thỏa thuận ngừng bắn được ký vào ngày 27/7/1953, không ai có thể tưởng tượng được rằng 60 năm sau đó, bán đảo Triều Tiên, về danh nghĩa, vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. Hai miền không đạt được hiệp ước hòa bình và khu vực biên giới vẫn dày đặc mìn, pháo, hàng trăm binh sĩ. Hai quốc gia cũng phát đi những lời lẽ, hành động đầy thù địch. Ngày thống nhất của bán đảo vẫn là một ẩn số.