Ảnh: Hải quân Liên Xô và những tháng ngày đáng nhớ ở Cam Ranh

Xin trân trọng giới thiệu thêm một số hình ảnh hiếm về giai đoạn Hải quân Liên Xô (sau đó là Hải quân Nga) đóng tại căn cứ Cam Ranh, Việt Nam.

Tổng bí thư Lê Duẩn đến thăm Cam Ranh ngày 24-1-1984. Bên trái TBT và là người ngoài cùng bên phải ảnh là đại tá Vũ Lập chỉ huy trưởng vùng 4 hải quân Việt Nam. Giữa hình là tư lệnh binh đoàn 17 chuẩn đô đốc R.A.Anokhin, bên phải tư lệnh là chủ nhiệm chính trị - đại tá hải quân A.R.Prisiaznhiuk
Tổng bí thư Lê Duẩn đến thăm Cam Ranh ngày 24-1-1984. Bên trái Tổng Bí thư, người ngoài cùng bên phải ảnh là đại tá Vũ Lập - Chỉ huy trưởng vùng 4 Hải quân Việt Nam khi đó. Người đứng giữa là tư lệnh binh đoàn 17, Chuẩn đô đốc R.A.Anokhin, bên phải tư lệnh là Chủ nhiệm chính trị - đại tá hải quân A.R.Prisiaznhiuk.
Đại tướng Văn Tiến Dũng trên boong BPK
Đại tướng Văn Tiến Dũng trên boong chiến hạm BPK "Gnevnyi" tại Cam Ranh ngày 26-4-1984.
Tháng 12 năm 1979. Đô đốc Hạm đội Liên bang Xô Viết S.G.Gorshkov, Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô đến Hà Nội để đặt quan hệ công tác với Ban lãnh đạo đất nước và Bộ Quốc phòng CHXHCN Việt Nam, ảnh từ bộ sưu tập của gia đình đô đốc. Có thể thấy trong ảnh Tư lệnh Hải quân Việt Nam, thiếu tướng Giáp Văn Cương đón đoàn
Tháng 12 năm 1979. Đô đốc Hạm đội Liên bang Xô Viết S.G.Gorshkov, Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô đến Hà Nội để đặt quan hệ công tác với Bộ Quốc phòng CHXHCN Việt Nam. Trong ảnh là Tư lệnh Hải quân Việt Nam, Thiếu tướng Giáp Văn Cương đón đoàn.
Thủ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam (giữa) và các thành viên Ban tham mưu lữ đoàn 26, PMTO, trên tuần dương hạm chỉ huy
Đoàn đại biểu Bộ Quốc Phòng Việt Nam và các thành viên Ban tham mưu lữ đoàn 26 trên tuần dương hạm chỉ huy "Đô đốc Senyavin".
Tháng 10 năm 1981, Đà Nẵng: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và chỉ huy lữ đoàn 26
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và chỉ huy lữ đoàn 26 tháng 10-1981 tại Đà Nẵng
Tháng 10 năm 1981, Đà Nẵng: Đi thăm thành phố sau khi hai bên tập trận chung
Tháng 10-1981 tại Đà Nẵng, đại biểu hải quân Liên Xô đi thăm thành phố
....
Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội và Hải quân Liên Xô, Đại tướng Lizitchev A.D (thứ 3 từ trái sang) thăm Cam Ranh năm 1988
....
Đại tướng Lizitchev A.D. thị sát khu căn cứ
Cam Ranh, 1988. Tham mưu trưởng binh đoàn 17 Krasnikov A.G. báo cáo với đại tướng Lizitchev A.D
Cam Ranh, 1988. Tham mưu trưởng binh đoàn 17 Krasnikov A.G. báo cáo tình hình với đại tướng Lizitchev A.D.
Năm 1988. Hạ sỹ hải quân bí thư chi đoàn thanh niên tàu ngầm B-427 Sergey Pilipenko phát biểu chào mừng đại tướng chủ nhiệm TCCT Quân đội và HQ Liên Xô cùng đại diện cao cấp TCCT Quân đội ND Việt Nam đến thăm căn cứ. Trong ảnh ngoài cùng bên trái lễ đài là thượng tướng Đặng Vũ Hiệp
Năm 1988. Hạ sỹ hải quân bí thư chi đoàn thanh niên tàu ngầm B-427 Sergey Pilipenko phát biểu chào mừng Đại tướng chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội và Hải quân Liên Xô cùng đại diện cao cấp Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam đến thăm căn cứ. Trong ảnh, người ngoài cùng bên trái lễ đài là Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp.
Cam Ranh năm 1988. Một thủy thủ trong phiên trực chống biệt kích - nhái (PPDO) trên boong tàu chống ngầm cỡ lớn BPK Tallin
Một lính thủy trong phiên trực chống biệt kích - người nhái trên boong tàu chống ngầm cỡ lớn BPK Tallin tại Cam Ranh năm 1988
Cam Ranh, tháng 3 năm 1979, các thành viên BPK
Cam Ranh, tháng 3-1979, các thành viên tàu BPK "Vasily Chapaev" và sỹ quan chiến sỹ vùng 4 hải quân.
Ngay trong tháng 5/1979, các tàu chiến Liên Xô bắt đầu đi vào hải phận Cam Ranh. Ít lâu sau, các máy bay của Hạm đội Thái Bình Dương bắt đầu hạ cánh xuống Cam Ranh. Trong ảnh là thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Victor III Rroject 671RTM  biên chế trong Sư đoàn tàu ngầm số 38 (Liên đội tàu chiến số 17) tại Cam Ranh
Ngay trong tháng 5/1979, các tàu chiến Liên Xô bắt đầu đi vào hải phận Cam Ranh. Ít lâu sau, các máy bay của Hạm đội Thái Bình Dương bắt đầu hạ cánh xuống Cam Ranh. Trong ảnh là thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Victor III Rroject 671RTM biên chế trong Sư đoàn tàu ngầm số 38 (Liên đội tàu chiến số 17) tại Cam Ranh.
Tên gọi chính thức của căn cứ Cam Ranh thời kỳ này là căn cứ bảo đảm hậu cần kỹ thuật số 922 của Hạm đội Thái Bình Dương. Căn cứ 922 chủ yếu phục vụ Liên đội tàu chiến số 17 (Hạm đội Thái Bình Dương). Trong ảnh là các tướng lĩnh hải quân Liên Xô cùng thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân tấn công tại Cam Ranh
Tên gọi chính thức của căn cứ Cam Ranh thời kỳ này là căn cứ bảo đảm hậu cần kỹ thuật số 922 của Hạm đội Thái Bình Dương. Căn cứ 922 chủ yếu phục vụ Liên đội tàu chiến số 17 (Hạm đội Thái Bình Dương). Trong ảnh là các tướng lĩnh hải quân Liên Xô cùng thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân tấn công tại Cam Ranh.
Thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Echo Project 675 thuộc Sư đoàn tàu ngầm số 38 (Liên đội tàu chiến 17) tại quân cảng Cam Ranh hồi tháng 10/1982
Thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Echo Project 675 thuộc Sư đoàn tàu ngầm số 38 (Liên đội tàu chiến 17) tại quân cảng Cam Ranh hồi tháng 10/1982.
Máy bay tuần tra săn ngầm tầm xa Tu-142 tại sân bay trong tổ hợp căn cứ quân sự ở Cam Ranh
Máy bay tuần tra săn ngầm tầm xa Tu-142 tại sân bay trong tổ hợp căn cứ quân sự ở Cam Ranh.
Tàu ngầm tấn công Kilo của Hải quân Nga tại Cam Ranh cuối những năm 1990
Tàu ngầm tấn công Kilo của Hải quân Liên Xô tại Cam Ranh cuối những năm 1990.
Tháng 4 năm 2002. Một trong những cuộc họp cuối cùng với Bộ chỉ huy Vùng 4 Hải quân nhân dân Việt Nam trước khi ký thỏa thuận về việc chuyển giao tất cả các công trình cho phía Việt Nam. Thứ 4 từ bên trái sang: Phó Tổng tư lệnh Hải quân phụ trách hậu cần-chủ nhiệm hậu cần Hải quân LB Nga phó đô đốc Mikhailov Yuri Gheorghievitch (đứng giữa và có ria mép); Thứ 2 từ bên phải sang-chỉ huy trưởng căn cứ 922 đại tá hải quân Eryomin Yuri Prokopievitch.
Tháng 4-2002. Một trong những cuộc họp cuối cùng với Bộ chỉ huy Vùng 4 Hải quân Việt Nam trước khi ký thỏa thuận về việc Nga chuyển giao tất cả các công trình tại Cam Ranh cho phía Việt Nam. Thứ 4 từ bên trái sang: Phó Tổng tư lệnh Hải quân phụ trách hậu cần-chủ nhiệm hậu cần Hải quân LB Nga phó đô đốc Mikhailov Yuri Gheorghievitch (đứng giữa); Thứ 2 từ bên phải sang là chỉ huy trưởng căn cứ 922 đại tá hải quân Eryomin Yuri Prokopievitch..
Ngày 2 tháng 5 năm 2002. Cảng Cam Ranh. Sau khi ký biên bản thỏa thuận tiếp nhận-chuyển giao các hạng mục công trình tại Cam Ranh
Ngày 2-5-2002. Cảng Cam Ranh. Sau khi ký biên bản thỏa thuận tiếp nhận - chuyển giao các hạng mục công trình tại Cam Ranh cho phía Việt Nam.
Ngày 3 tháng 5 năm 2002 trên sân bay Cam Ranh. Chuyến máy bay vận tải quân sự IL-76 cuối cùng
Ngày 3-5-2002 trên sân bay Cam Ranh. Chuyến máy bay vận tải quân sự IL-76 cuối cùng chở các chuyên gia và các quân nhân Nga còn lại cùng với Chủ tịch ủy ban thanh lý - Chuẩn đô đốc Ivliev A.N rời khỏi Việt Nam. Trong ảnh là cơ trưởng IL-76. phi công hạng nhất đại tá Kruze Valery Andreevitch.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại