Nhiệm vụ chính của Sturmtiger là cung cấp hỏa lực hỗ trợ cho các đơn vị bộ binh chiến đấu ở khu vực đô thị. Trong ảnh: một lính Mỹ đang kiểm tra chiếc Sturmtiger bị bắt sống.
Chỉ có tổng cộng 19 chiếc Sturmtiger được sản xuất, bao gồm cả nguyên mẫu đầu tiên. Trong ảnh: một chiếc Sturmtiger bị phá hủy ở German Bavaria.
Kíp chiến đấu của Sturmtiger gồm 5 người, nó được trang bị ống phóng rocket cỡ 380 mm với 14 viên đạn, bên cạnh đó là 1 khẩu súng máy 7,92 mm MG34. Trong ảnh: một chiếc Sturmtiger tại thị trấn Drolshagen, Đức.
Ở cửa sập nạp đạn phía sau được lắp ống phóng lựu 100 mm, sử dụng mìn nhảy để phòng thủ tầm gần, chống lại cả xe thiết giáp lẫn bộ binh trong một vòng tròn 360 độ xung quanh xe.
Ống phóng rocket 380 mm ban đầu được thiết kế là ống phóng thủy lôi cho Hải quân Đức quốc xã. Trong ảnh: Sturmpanzer VI Sturmtiger còn nguyên vẹn bị bắt bởi lính Mỹ, bức ảnh trên được chụp vào ngày 14/4/1945.
Ống phóng rocket có kích thước đủ rộng để một người lớn chui vào. Viên đạn bắn đi có trọng lượng 376 kg và tầm bắn lên đến 6.000 m.
Để nạp đạn, một cần cẩu đã được gắn vào phía sau xe, nhưng ngay cả như vậy nó vẫn cần toàn bộ 5 người trong kíp chiến đấu cùng thao tác. Trong ảnh: lính Mỹ kiểm tra một chiếc Sturmtiger bị bắt, để ý viên đạn rỗng có kích thước khá lớn.
Một vài xe được huy động tham gia cuộc nổi dậy Warsaw, trận Bulge và trận Reichswald. Trong ảnh: kíp chiến đấu đang nạp đạn vào chiếc Sturmtiger.
Trong trận tấn công cây cầu ở Remagen, tổng cộng 7 chiếc Sturmtiger đã được sử dụng. Ban đầu Sturmtiger có nhiệm vụ sử dụng ống phóng rocket để tấn công cây cầu. Nhưng do thiếu độ chính xác cần thiết để đạt hiệu quả mà sau đó nó được sử dụng như pháo để bắn phá thị trấn.
Hình chụp cận cảnh ống phóng 380 mm với một viên đạn đã lên nòng, những vòng tròn nhỏ xung quanh ống phóng là lỗ thoát khí của đạn khi bắn ra.
Chỉ còn 3 chiếc Sturmtiger sống sót: Chiếc số 250174 được trưng bày tại Deutsches Panzermuseum ở Munster, nó hiện đang được cho mượn từ Wehrtechnische Studiensammlung ở Koblenz.
Chiếc Sturmtiger khác đang trưng bày tại Bảo tàng xe tăng Kubinka ở Nga. Chiếc này được cho là đã bị bắt bởi đơn vị Hồng quân tiến vào khu vực sông Elbe trong tháng 4/1945.
Chiếc Sturmtiger còn lại thuộc bộ sưu tập của bảo tàng Bovington Tank. Trong ảnh là chiếc Sturmtiger trưng bày ở Deutsches Panzermuseum.