Các xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S đã được đưa tới sân sân bay quốc tế Jorge Chavez (Lima) bởi máy bay vận tải hạng nặng An-124 Ruslan để trình bày tại Triển lãm công nghệ quốc phòng và phòng chống thiên tai SITDEF năm 2013, defensa.com ngày 10 tháng 5 cho biết. Triển lãm sẽ được tổ chức tại Lima từ ngày15 đến ngày 19 tháng 5.
T-90S được đưa đến Peru bằng vận tải cơ An-124.
Sau khi được vận tải cơ hạng nặng đưa tới sân bay Jorge Chavez, các xe tăng sẽ được chuyển giao cho lữ đoàn 18, đóng quân tại Rimac để tiến hành các hoạt động kiểm tra và đánh giá. Ở giai đoạn đầu tiên, T-90S sẽ được kiểm tra về độ bền và khả năng cơ động (di chuyển trên địa hình gồ ghề, trên đường cao tốc ở tốc độ cao, vượt qua những trở ngại và hố kiểu đứng). Các xe tăng sẽ bắn vào các mục tiêu ở khoảng cách 2.500 m .
T-90S tại sân bay Jorge Chavez.
Xe tăng được sản xuất bởi công ty Uralvagonzavod của Nga (với kíp chiến đấu ba người) chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của du khách tham dự SITDEF năm 2013. Xxe tăng có chiều dài 6.86 m (tính cả pháo chính là 9,36 m), chiều rộng 3,78 m, chiều cao 2.22 m và trọng lượng 46,5 tấn.
T-90S tại sân bay Jorge Chavez.
Xe được trang bị một động cơ diesel B-9252 công suất 1.000 mã lực cho phép nó đạt tốc độ tối đa 60 km/h và tầm hoạt động 550 - 700 km. Vũ khí chính của xe là pháo nòng trơn 125 mm 2A46M (cơ số đạn 42 viên, tốc độ bắn 7 phát/phút và có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 2.500m ). Ngoài ra, xe tăng còn được trang bị súng máy 12,7mm (300 viên đạn) và súng máy 7,62 mm (2.000 viên đạn). Đặc biệt, xe tăng được trang bị tên lửa chống tăng 9M119M Refleks (AT-11 Sniper) dẫn đường bằng laser (tầm bắn 75 m đến 5.000 m).
T-90S tại một cuộc triển lãm.
Theo chương trình Ugarte, quân đội Peru có kế hoạch mua 120 đến 170 xe tăng để thay thế các xe tăng T-55 đã lỗi thời được mua trong giai đoạn 1973-1978. Gói thầu cũng sẽ có sự tham dự của các đại diện nổi tiếng khác như M1A1 Abrams (Mỹ), Leopard-2A4 (Tây Ban Nha), Leopard-2E6 (Hà Lan), T-64E và T-84 Oplot (Ukraina).