Thông tin trên do hãng thông tấn Itar-Tass (Nga) dẫn nguồn tin từ Công ty Hindustan Aeronautics Limited (HAL) của Ấn Độ cho biết:
Nguồn tin cho hay, trong 6-7 tháng qua, công ty này đã thực hiện một số thay đổi quan trọng, bao gồm cả việc phân phối lại tải trọng trên các giá mang vũ khí của chiếc tiêm kích sau khi tiến hành các cuộc thử nghiệm.
Ấn Độ tích hợp thành công tên lửa BrahMos-A trên chiếc Su-30MKI đầu tiên.
Những cuộc thử nghiệm đầu tiên sẽ được tiến hành trong tháng 3/2015, cho phép đánh giá kết quả của hơn 2 năm hợp tác giữa các nhà sản xuất máy bay Nga và Ấn Độ.
Ngoài ra, các khâu chuẩn bị để chiếc Su-30MKI thứ hai kiểm tra thử nghiệm sẽ bắt đầu ngay sau những chuyến thử nghiệm trong tháng 3. Theo kế hoạch, sẽ phải mất khoảng 1 năm cho các công việc liên quan tới tới máy bay này.
Trong tương lai, mô hình tương tự sẽ được áp dụng cho 42 Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.
Biến thể tên lửa BrahMos phóng từ trên không (BrahMos-A).
Biến thể tên lửa BrahMos phóng từ trên không dài 8,4m, có đường kính 0,6m, tầm bắn 300km, trọng lượng phóng 2,5 tấn, mang đầu đạn 250kg, có thể được phóng trên độ cao tối đa 14km, thông thường 10km với vận tốc siêu âm Mach 3.
Trước đó, trong tháng 10 năm 2012, Ủy ban an ninh chính phủ Ấn Độ đã phê duyệt phân bổ 1,1 tỷ USD để mua 200 tên lửa hành trình siêu âm BrahMos-A trang bị cho Su-30MKI của Không quân nước này.
Ngoải kế hoạch tích hợp tên lửa BrahMos-A trên Su-30MKI, trong năm 2013, công ty liên doanh Nga-Ấn Độ BrahMos Aerospace cũng đã bắt tay thiết kế một biến thể nhỏ hơn của tên lửa siêu thanh BrahMos mang tên BrahMos-M.
Ấn Độ và Nga cũng đang phát triển một biến thể nhỏ hơn của tên lửa BrahMos.
“Tiểu BrahMos” sẽ có trọng lượng khoảng 1,5 tấn và dài gần 6m. Loại tên lửa này dự kiến sẽ được trang bị các máy bay Su-30MKI và MiG-29.
Tuy nhiên, nó cũng thích hợp để trang bị cho các chiến đấu cơ khác hiện đang hoặc sẽ phục vụ trong lực lượng không quân của Ấn Độ như Mirage-2000, Rafale...