Ấn Độ thử nghiệm thất bại tên lửa hành trình Nirbhay

Trường Sơn |

(Soha.vn) - Loại tên lửa hành trình cận âm có cánh đầu tiên của Ấn Độ đã thực hiện thất bại chuyến bay thử nghiệm của nó vào hôm thứ Ba sau khi bị chấm dứt hành trình bay giữa chừng do bay lệch đường bay đã định.

Theo tuyên bố của Cơ quan Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ: “Tên lửa được phóng lên từ một bệ phóng di động đặt trên bệ phóng ở trường thử tên lửa Chandipur, Odisha vào lúc 11h54 sáng (giờ địa phương)

Tên lửa hành trình Nirbhay

Sau khi rời bệ phóng được khoảng 17 phút trên không trung, tên lửa Nirbhay đã bay chệch khỏi đường bay

DRDO cho biết, sau khi rời bệ phóng được khoảng 17 phút trên không trung, tên lửa đã bay chệch khỏi đường bay theo kế hoạch và nhiệm vụ đã được chấm dứt. Tuy nhiên, cơ quan nghiên cứu và phát triển ra loại tên lửa này cho rằng, Nirbhay đã thực hiện thành công được những nhiệm vụ cơ bản và thực hiện được một số thao tác cơ động trước khi kết thúc chuyến bay thử nghiệm ở giữa chừng.

Nirbhay có thêm khả năng bay lảng vảng xung quanh mục tiêu trước tấn công và tấn công với độ chính xác cao cũng như các đặc điểm tàng hình tốt.
Nirbhay có thêm khả năng bay lảng vảng xung quanh mục tiêu trước tấn công và tấn công với độ chính xác cao cũng như các đặc điểm tàng hình tốt.

Loại tên lửa hành trình có cánh này có thể được phóng từ trên mặt đất, trên biển hoặc trên không. Ngoài ra còn có thêm khả năng bay lảng vảng xung quanh mục tiêu trước tấn công và tấn công với độ chính xác cao cũng như các đặc điểm tàng hình tốt.

Nirbhay được phát triển bởi Văn phòng phát triển hàng không (ADE0, một chi nhánh nghiên cứu của Tổ chức Phát triển và Nghiên cứu Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ ở Bangalore.

Tên lửa Nirbhay được thiết kế có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách xa nhất 1.500 km và bay hành trình ở tốc độ cận âm Mach 0,67.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại