Truyền thông TQ đưa tin vào ngày 13/5 một đoàn đại biểu của lực lượng quân đội Ấn Độ đã có chuyến thăm bất ngờ tới Ấn Độ và điểm đến của đoàn đại biểu này là Căn cứ không quân Edwards để thăm quan máy bay hiện đại YF22.
Theo truyền thông TQ cũng như nhiều quốc gia khác thì chuyến thăm này không đơn giản chỉ là một chuyến đi xã giao, bởi có nhiều nguồn tin khẳng định rằng Ấn Độ đang có ý định sở hữu YF22 của Mỹ nếu được chấp thuận.
Mặc dù quân đội Ấn Độ đã quyết định hợp tác với Nga trong việc chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50, nhưng việc sở hữu thêm YF22 sẽ không là thừa đối với New Delhi.
YF-22 được cho là loại máy bay chiến đấu tinh vi nhất thế giới, có khả năng tấn công mục tiêu cả trên không lẫn mặt đất.
Để đảm bảo tàng hình trước radar đối phương, YF-22 giấu kín tên lửa và bom vào khoang trong.
Về phía Mỹ cũng rất mong muốn thúc đẩy hợp tác quân sự giữa hai nước. YF22 vốn ít được Washington mang ra giới thiệu với một quốc gia khác, ngay cả những nước đồng minh thân cận. Nhưng rõ ràng động thái này của Mỹ khiến nhiều người phải thay đổi cách nghĩ về mối quan hệ Mỹ-Ấn, tờ CNI của TQ bình luận.
Mặc dù, truyền thông Ấn Độ lẫn Mỹ đều cố gắng ẻm đi chuyến thăm mang tính “lịch sử“ này càng khiến dư luận thế giới thấy “lo lắng“ về mối lương duyên bất ngờ giữa 2 cường quốc Mỹ-Ấn.
Phải chăng New Delhi đang muốn chơi con bài 2 mặt với cả Mỹ và Nga, là câu hỏi mà tờ chinamil đưa ra.
Không loại trừ khả năng mối quan hệ Mỹ-Ấn sẽ sang một trang mới và thông tin này sẽ lại càng khiến cục diện thế giới có nhiều hướng đi mới và khó đoán định hơn.
Cho dù thông tin chính thức YF22 có trở thành biểu tượng của tình “hữu nghị“ Mỹ-Ấn hay không nhưng chuyến đi mới đây của đoàn đại biểu quân đội Ấn Độ tới Mỹ và những chương trình hợp tác bí mật khác giữa Mỹ-Ấn đủ khiến nhiều người phải lo ngại.