Ấn Độ chưa có kế hoạch bán tên lửa BrahMos cho Việt Nam

Ấn Độ vẫn chưa có kế hoạch xuất khẩu tên lửa siêu âm BrahMos ra nước ngoài do phải đáp ứng các yêu cầu trang bị của quân đội.

Hiện tại, Ấn Độ chưa có một đề xuất nào lên Chính phủ về việc xuất khẩu hai loại vũ khí nội địa là tên lửa hành trình siêu âm BrahMos và máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas LCA, Nghị sỹ Jaitley cho biết hôm 18/7.

Tuy nhiên, ông Jaitley cho biết thêm rằng, cả máy bay Tejas và tên lửa BrahMos đều là những sản phẩm "xuất khẩu xứng đáng" nhưng hiện tại các cơ sở chế tạo ở Ấn Độ đang phải đáp ứng yêu cầu trước mắt là trang bị cho chính quân đội của họ.

"Chính phủ luôn giúp đỡ và hỗ trợ tăng cường việc trang bị các hệ thống vũ khí và thiết bị quân sự nội địa. Điều mà đã được quy định trong Thủ tục mua sắm quốc phòng năm 2013, trong đó nhấn mạnh vào việc ưu tiên trang bị vũ khí do Ấn Độ tự sản xuất", ông Jaitley nói.

Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) Avinash Chander vừa qua cũng đã lên tiếng ủng hộ một cơ chế chính trị cho việc xuất khẩu các hệ thống vũ khí và các thỏa thuận quân sự với các quốc gia bạn bè thân thiện.

Tiết lộ trong cuốn sách mang tên "Con đường chưa được khám phá" do chính mình viết lên, Giám đốc liên doanh hàng không Nga - Ấn Độ Sivathanu Pillai cho biết rằng, BrahMos Aerospace đã đề nghị Chính phủ Ấn Độ cho phép xuất khẩu phiên bản tên lửa BrahMos có cánh cho nước thứ ba, sau khi đề nghị này đã được phía Nga hoàn toàn chấp thuận. Ông Pillai còn cho biết đã có một số nước thể hiện sự quan tâm đến tên lửa BrahMos.

Báo giới Ấn Độ trước đây cũng đã từng loan tin rằng, Việt Nam nằm trong danh sách một trong 15 quốc gia thân thiện hàng đầu để New Delhi có thể xem xét cung cấp tên lửa BrahMos. Riêng về quan hệ chính trị và quốc phòng, Việt Nam được xem là người bạn thân thiết và đáng tin cậy số 1 của New Delhi để có thể mua được tên lửa BrahMos và tăng cường sức mạnh phòng thủ, tất nhiên là nếu đáp ứng được cả điều kiện về tài chính.

Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos được thiết kế với nhiều biến thể khác nhau, phóng từ bệ phóng cơ động trên mặt đất, trên tàu chiến nổi, tàu ngầm và trên máy bay, đặc trưng của nó được thể hiện ở tốc độ bay siêu âm cao (lên đến Mach 2.8), tầm bắn xa 290 km và mang được tải trọng chiến đấu mạnh mẽ (250 kg) cũng như giảm mức độ bộc lộ đối với tín hiệu radar. Đây là loại tên lửa tấn công theo nguyên tắc "bắn và quên". Theo các chuyên gia, trên thế giới chưa có loại tên lửa nào đạt được khả năng tương tự như vậy (về tốc độ và cự li tấn công).

Ngoài 2 phiên bản tên lửa BrahMos tấn công mặt đất và trang bị trên các chiến hạm. Ấn Độ cũng đang phát triển thêm phiên bản BrahMos phóng từ tàu ngầm và phiên bản hàng không cho các máy bay chiến đấu như Su-30MK2MiG-29K.

Theo kế hoạch, phiên bản tên lửa BrahMos phóng từ trên không với tầm bắn xa 290km sắp sửa được thử nghiệm vào cuối năm nay.

Theo vị quan chức BrahMos Aerospace thì mặc dù quân đội Nga phải chịu lệnh cấm sử dụng các hệ thống vũ khí được sản xuất ở nước ngoài nhưng Tổng thống Vladimir Putin đang làm việc để chắc chắn rằng tên lửa BrahMos sẽ được đưa vào hoạt động trong các lực lượng vũ trang Nga.

Trong khi đó, tổng số các đơn đặt hàng cho các phiên bản tên lửa BrahMos khác nhau cho Hải quân và Lục quân Ấn Độ đã đạt tới 6 tỷ USD và có thể tăng lên tới 10 tỷ USD trong 10 năm tới.

Thử nghiệm tên lửa BrahMos

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại