Ấn Độ chơi nước cờ song mã với vũ khí Nga, Mỹ

Ấn Độ tích cực với ngành quốc phòng Mỹ, nhưng không vì thế từ chối những hợp đồng vũ khí với Nga.

Ấn Độ chơi nước cờ song mã với vũ khí Nga, Mỹ
Vừa qua, tờ Defens News đưa tin Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã đề nghị phía Ấn Độ hợp tác phát triển và sản xuất tổ hợp tên lửa chống tăng vác vai FGM-148 Javelin. Trong khi mới cuối năm 2012, Mỹ vẫn khẳng định không bán công nghệ loại vũ khí tiên tiến này cho Ấn Độ.
Ấn Độ chơi nước cờ song mã với vũ khí Nga, Mỹ
Động thái này của Mỹ đánh dấu thêm một bước tiến mới trong mối quan hệ công nghiệp quốc phòng hai nước. Khác với trước đây, thời điểm này, “nước Mỹ không chỉ chào đón sự trỗi dậy của Ấn Độ như một cường quốc thế giới, mà còn có ý định thúc đẩy điều này bằng mọi cách“ theo lời của Ngoại trưởng John Kerry.
Ấn Độ chơi nước cờ song mã với vũ khí Nga, Mỹ
Thực tế, vũ khí hiện đại của Mỹ đang ngày càng hiện diện trong quân đội Ấn Độ, nơi mà trước đây vũ khí của Nga chiếm màu sắc chủ đạo. Mặc dù năm 2011, Mỹ đã để Pháp “nẫng tay trên” gói thầu trị giá 15 tỷ USD cung cấp máy bay chiến đấu đa nhiệm hạng trung cho Ấn Độ nhưng nhìn chung, trong thập kỷ qua, Mỹ đã bán các cho Ấn Độ nhiều hệ thống vũ khí, với tổng giá trị lên tới 8 tỷ USD, thậm chí còn sẵn sàng để cạnh tranh với Nga và Israel để giành vị trí nhà cung cấp thiết bị quân sự lớn nhất của Ấn Độ. (pháo M-777 Mỹ bán cho quân đội Ấn Độ).
Ấn Độ chơi nước cờ song mã với vũ khí Nga, Mỹ
Ấn Độ lựa chọn máy bay vận tải quân sự C-17 của Mỹ để thay thế các máy bay vận tải IL-76 của Nga. Hay lựa chọn trực thăng tấn công Apache do Mỹ sản xuất thay thế phi đội trực thăng Mi-35 già nua mà Ấn Độ mua của Nga. Hợp đồng này dự kiến trị giá khoảng 1,4 tỷ USD. (Máy bay vận tải quân sự C-17)
Ấn Độ chơi nước cờ song mã với vũ khí Nga, Mỹ
Báo Calcutta Telegraph lưu ý về vấn đề này: “Thời đại Nga trong lĩnh vực máy bay vận tải Ấn Độ bắt đầu suy yếu dần”. Xu hướng này là đáng báo động khi các hãng máy bay Nga liên tục thất bại trong các cuộc đấu thầu ở Ấn Độ. Đầu tiên là các tiêm kích cơ Mig-35, tiếp đến là trực thăng chiến đấu Mi-28, trực thăng vận tải Mi-25T2. (Trực thăng Apache của Mỹ).
Ấn Độ chơi nước cờ song mã với vũ khí Nga, Mỹ
Tiến xa hơn một bước, Mỹ không chỉ buôn bán vũ khí đơn thuần mà còn thúc đẩy các hoạt động hợp tác sản xuất hoặc bán công nghệ. Điều mà trước đây và bây giờ Nga vẫn đang làm với Ấn Độ. Ví dụ như Washington đã đề nghị New Delhi cùng hợp tác sản xuất loại máy bay vận tải C-130 J Hercules.
Ấn Độ chơi nước cờ song mã với vũ khí Nga, Mỹ
Lý do để Mỹ thúc đẩy mối quan hệ với Ấn Độ ngày càng tốt đẹp. Thứ nhất, Ấn Độ là quốc gia châu Á có mối quan hệ bất đồng với Trung Quốc, Mỹ rất muốn có cường quốc này đứng về phía mình trong chiến lược chuyển định hướng châu Á – Thái Bình Dương. Còn trước mắt, trong vòng 10 năm tới, New Delhi đã dự trù khoảng 100 tỷ USD để mua sắm vũ khí quân đội. Đây là khoản tiền khổng lồ mà bất cứ ngành quốc phòng nào cũng mong muốn.
Ấn Độ chơi nước cờ song mã với vũ khí Nga, Mỹ
Theo một báo cáo hồi tháng Ba năm nay của Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, New Delhi đã “soán ngôi” Bắc Kinh, trở thành nhà nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 12% số lượng vũ khí được chuyển giao trên toàn thế giới trong giai đoạn 2008 – 2012. Sau Ấn Độ là Trung Quốc 6%, Pakistan và Hàn Quốc đều ở mức 5%.
Ấn Độ chơi nước cờ song mã với vũ khí Nga, Mỹ
Trong khi đó, việc hợp tác quốc phòng nói riêng, và hợp tác toàn diện nói chung với nước Nga ngày càng giảm sút. Tuy nhiên, không phải vì thế Ấn Độ thay máu toàn bộ vũ khí Nga ra khỏi hệ thống quốc phòng. Vừa qua, Nga đã ký hợp đồng bán dây chuyền sản xuất tăng T-90MS cho Ấn Độ. Đây vẫn là loại tăng chủ lực , xương sống cho bộ binh Ấn và nước này sẽ sản xuất số lượng lớn loại tăng này.
Ấn Độ chơi nước cờ song mã với vũ khí Nga, Mỹ
Ấn Độ vẫn lựa chọn Nga làm đối tác cung cấp tàu ngầm phi nguyên tử, nguyên tử, bảo dưỡng tàu ngầm, đóng tàu sân bay, máy bay chiến đấu… Đây đều là những vũ khí chiến lược trong quân đội Ấn Độ.
Ấn Độ chơi nước cờ song mã với vũ khí Nga, Mỹ
Tuy nhiên, không chỉ Nga, Mỹ tham gia vào thị trường Ấn Độ. Quốc gia này còn hợp tác với nhiều ngành công nghiệp khác như Pháp, Anh… Ấn Độ đang cố gắng đa dạng hóa nguồn vũ khí và loại vũ khí trong quân đội mình. Không phải tự nhiên khi Ấn Độ yêu cầu những máy bay Rafael của Pháp trang bị tên lửa của Nga.
Ấn Độ chơi nước cờ song mã với vũ khí Nga, Mỹ
Tại sao Ấn Độ sử dụng nước cờ song mã, để đa dạng hóa vũ khí của mình, đẩy Nga, Mỹ và một số nước khác rơi vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt nếu muốn được hưởng lợi trên thị trường Ấn Độ. Trước hết, bản thân sự cạnh tranh sẽ mang lại cho Ấn Độ được nhiều quyền lợi từ cam kết chất lượng sản phẩm, đến những tính năng ưu việt nhất. Đồng thời, Ấn Độ sẽ có cơ hội mua được nhiều công nghệ sản xuất vũ khí tiên tiến của nhiều quốc gia, từ đó phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của mình theo hướng “đi tắt đón đầu”.
Ấn Độ chơi nước cờ song mã với vũ khí Nga, Mỹ
Ngoài ra, việc mối quan hệ Nga – Trung Quốc ngày càng tốt đẹp khiến Ấn Độ không khỏi lo lắng. Nga đã xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều loại vũ khí ưu việt bậc nhất của quốc phòng Nga, ví dụ như chiếc Su-35. Sự xuất hiện của chiếc máy bay này khiến tương quan không lực giữa 2 nước xảy ra quá nhiều chênh lệch.
Ấn Độ chơi nước cờ song mã với vũ khí Nga, Mỹ
Đồng thời, vũ khí Trung Quốc phần lớn mang dấu ấn công nghệ của Nga, việc đa dạng hóa nguồn nhập vũ khí của Ấn Độ sẽ tránh cho nếu có một cuộc giao tranh, Trung Quốc sẽ hiểu quá rõ về những gì Ấn Độ đang có trong tay. Ngoài ra, cũng không tránh khỏi giả thiết, những ngành công nghiệp quốc phòng lớn trên thế giới đều có xu hướng sản xuất vũ khí để khắc chế lẫn nhau.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại