AH-1W - “Siêu rắn hổ mang” lợi hại của lính thủy đánh bộ Mỹ

Quang Minh |

(Soha.vn) - AH-1W Super Cobra (Siêu rắn hổ mang) được đưa vào sử dụng từ năm 1985, là loại trực thăng tấn công chuyên dụng của lính thủy đánh bộ Mỹ.

Dòng trực thăng tấn công AH-1 Cobra phục vụ Quân đội Mỹ từ những năm 1960 trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đúng với tên gọi rắn hổ mang nhỏ nhắn nhưng cực kỳ nguy hiểm, AH-1 được đánh giá rất lợi hại khi thực hiện nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực mặt đất.

Trực thăng thăng tấn công AH-1W

Trực thăng thăng tấn công AH-1W

AH-1W Super Cobra là loại máy bay trực thăng tấn công 2 động cơ, 2 chỗ ngồi của Thủy quân lục chiến Mỹ chuyên yểm trợ hỏa lực ở độ cao thấp trong các phi vụ dọn dẹp bãi đáp cho trực thăng chở quân hạ cánh, lính thủy đổ bộ lên bờ, bộ binh đột kích hay bảo vệ căn cứ quân ta.

Với vai trò của trực thăng tấn công, dĩ nhiên kho vũ khí của AH-1W sẽ phải được tăng cường rất mạnh mẽ. AH-1W có thể mang 3 loại tên lửa diệt công sự kiên cố, hỏa điểm hay xe tăng thiết giáp đối phương là TOW, HellfireMaverick .

Trong đó tên lửa Raytheon BGM-71 TOW tầm bắn 3 km sử dụng cơ chế dẫn đường SACLOS, tên lửa AGM-114 Hellfire của hãng Lockheed Martin có tầm bắn xa hơn, tới 7 km và sử dụng đầu dò laser bán chủ động, trực thăng AH-1W có khả năng bắn-và-quên tên lửa Hellfire trong chế độ phối hợp với một thiết bị chiếu tia laser chỉ điểm mục tiêu.

AH-1W đang tiếp nhiên liệu dã chiến với tên lửa và rocket bên cánh

AH-1W đang tiếp nhiên liệu dã chiến với tên lửa và rocket bên cánh

Super Cobra là loại trực thăng tấn công đầu tiên được trang bị đồng thời tên lửa đối không AIM-9L Sidewinder và tên lửa diệt radar AIM-122 Sidearm. Cả 2 loại tên lửa này đều sử dụng giá phóng LAU-7 và có tầm bắn 15 km, đảm bảo cho AH-1W ngoài khả năng tấn công mặt đất còn có thể tự bảo vệ mình trước máy bay và hệ thống theo dõi của các phương tiện phòng không đối phương.

Ngoài tên lửa dẫn đường, AH-1W còn mang theo các bó rocket Hydra cỡ 70 mm hay Zuni cỡ 127 mm. Hiện nay loại rocket Hydra đã được nâng lên chuẩn “thông minh” với phiên bản APKWS. “Siêu rắn hổ mang” của lính thủy đánh bộ Mỹ còn loại vũ khí cuối cùng đó là pháo Gatling 3 nòng M-197 cỡ 20 mm, tầm bắn 2 km với 750 viên đạn. Khẩu pháo này được tích hợp với mũ bay của phi công và anh ta chỉ việc nhìn vào mục tiêu để nhắm bắn trước khi bóp cò nhả đạn.

AH-1W là loại trực thăng “sát thủ” của lính thủy đánh bộ Mỹ

AH-1W là loại trực thăng “sát thủ” của lính thủy đánh bộ Mỹ

Tóm lại, trực thăng AH-1W Super Cobra có thể mang tối đa 16 tên lửa Hellfire hoặc 6 tên lửa AIM-9 Sidewinder bên cạnh khẩu pháo 20 mm cố định. Thông thường một chiếc Super Cobra khi cất cánh sẽ mang 8 tên lửa TOW, 2 bó rocket và khẩu pháo 20 mm với 750 viên đạn.

Để đảm bảo cho khả năng chiến đấu, ngoài hệ thống vũ khí thì các thiết bị điện tử tiên tiến lắp đặt trong buồng lái chịu được đạn 23mm trên AH-1W cũng rất đáng lưu tâm. Có thể kể đến đầu tiên là hệ thống dò tìm nhắm bắn mục tiêu ban đêm (NTS) của Mỹ hợp tác với Israel. Hệ thống này tích hợp công nghệ hồng ngoại cung cấp khả năng theo dấu mục tiêu tự động với thiết bị đo xa/chỉ định mục tiêu bằng laser và máy thu hình.

Hiện tại Lockheed Martin đã phát triển hệ thống ngắm bắn AN/AAQ-30 có tầm xa hơn cho AH-1Z King Cobra nhằm thay thế NTS. TSS bao gồm hệ thống quan sát hồng ngoại thế hệ 3, màn hình TV màu, thiết bị đo xa/chỉ định, tự động bám theo nhiều mục tiêu mục tiêu bằng laser an toàn với mắt người Kollsman…

AH-1W và UH-1N là bạn đồng hành trên bầu trời của lính thủy Mỹ

AH-1W và UH-1N là bạn đồng hành trên bầu trời của lính thủy Mỹ

Ngoài ra, hãng Longbow cũng phát triển hệ thống radar Cobra cho AH-1Z King Cobra - phiên bản nâng cấp của AH-1W dựa trên loại radar sóng mm Longbow lắp trên trực thăng chiến đấu AH-64 Apache. Đây là radar dạng tích hợp trong khối chứa thiết bị, có thể tùy biến gắn vào đầu mút cánh hoặc ngay vào giá treo vũ khí. Nhiệm vụ của loại radar này là tự động tìm kiếm, phát hiện, phân loại và xét độ ưu tiên nhiều mục tiêu đang di chuyển lẫn đứng yên cùng lúc. Tầm quan sát đạt 8 km đối với mục tiêu chuyển động và 4 km với mục tiêu đứng yên.

Trong môi trường chiến tranh hiện đại, các vũ khí phòng không ngày càng tinh vi và đa dạng hơn, chúng thực sự là mối đe dọa lớn với những máy bay trực thăng như AH-1, cho nên hệ thống đối kháng của Super Cobra cũng được ứng dụng những công nghệ mới nhất như thiết bị cảnh báo radar AN/APR-39(XE2) thay cho loại cũ AN/APR-39(V)2 và AN/APR-44. Tiếp đó là hệ thống cảnh báo tên lửa ATK AN/AAR-47, hệ thống này sử dụng thiết bị phát hiện tín hiệu hồng ngoại thu được từ động cơ tên lửa. Ngoài ra còn có thiết bị cảnh báo bị chiếu tia laser và hệ thống thả mồi bẫy lừa tên lửa đối phương của liên doanh BAE SystemsLockheed Martin.

AH-1Z King Cobra sẽ nối tiếp dòng trực thăng “Rắn hổ mang” nổi tiếng

AH-1Z King Cobra sẽ nối tiếp dòng trực thăng “Rắn hổ mang” nổi tiếng

Cuối cùng là khả năng cơ động trên không, AH-1W được trang bị 2 động cơ General Electric T700-GE-401 công suất tổng cộng 2.410kW giúp máy bay có thể leo cao với tốc độ 8,2 m/s, tốc độ tối đa của AH-1W đạt 388 km/h trong khi tốc độ hành trình là 274 km/h, tầm hoạt động 648 km và trần bay 3.720 m, AH-1W mang được khoảng 1,7 tấn vũ khí, thời gian hoạt động tối đa của chiếc trực thăng này là 3,5 tiếng.

AH-1W là loại máy bay nhỏ nhắn nhưng nguy hiểm như tên gọi của nó

AH-1W là loại máy bay nhỏ nhắn nhưng nguy hiểm như tên gọi của nó

AH-1W đã đồng hành cùng lính thủy đánh bộ Mỹ trong 2 cuộc chiến tranh tại Iraq năm 1990 và 2003. Hiện nay, ngoài Mỹ còn có Thổ Nhĩ Kỳ và Đài Loan đang sử dụng phiên bản AH-1W Super Cobra. Cùng với AH-1Z “Vua rắn hổ mang” mới được đưa vào sử dụng, dòng máy bay trực thăng Rắn hổ mang danh tiếng vẫn sẽ tiếp tục là nắm đấm yểm trợ hỏa lực mạnh mẽ từ trên không của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ.

Trực thăng AH-1W của Đài Loan

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại