Dưới đây là những gì chúng ta ít biết về chiếc máy bay hiện đang phục vụ trong lực lượng không quân của hơn 10 quốc gia trên thế giới này.
1. Đối trọng của máy bay ném bom chiến lược Valkyrie
MiG-25 (NATO định danh là Foxbat) là một thiết kế nhằm đối phó với sự đe dọa từ máy bay ném bom siêu âm B-58 của Mỹ và các phiên bản nâng cấp của nó, vốn có khả năng phá vỡ hệ thống phòng thủ của đối phương phương và tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân.
Trước đó, máy bay đánh chặn của Liên Xô không có khả năng chống lại máy bay ném bom của Mỹ so cả về tốc độ, độ cao và tính hiệu quả. Hơn nữa, chúng cũng không thể đối phó với những chiếc máy bay trinh sát Lockheed SR-71 có tốc độ bay Mach 3,2 -3,3.
Trong khi đó, máy bay chiến đấu MiG-21 và Su-15 cũng không có cơ hội chống lại máy bay ném bom chiến lược XB- 70 Valkyrie, một mẫu thí nghiệm máy bay ném bom và đánh chặn có vận tốc Mach 3 của Mỹ. Để đối phó, các nhà thiết kế ra MiG- 25 đã "tăng tốc" cho máy bay này lên tốc độ trung bình 1.800mph (khoảng 3.000km/giờ), cực đại là 3.490km/giờ (March 3,2) và đạt mức trần bay 75.000 feet (khoảng 23km), làm cho nó có thể sánh ngang với các tính năng hoạt động của Valkyrie.
Với tốc độ tối đa là Mach 3,2, một radar cực mạnh và 4 tên lửa không đối không, Foxbat lúc mới xuất hiện đã khiến nhiều nhà phân tích và chuyên gia quân sự phương Tây hốt hoảng. Tuy nhiên, hai loại máy bay này không bao giờ phải đối mặt với nhau vì sau đó Valkyrie không được đưa vào sản xuất hàng loạt.
2. Định hướng mục tiêu bán tự động
MIG-25 lần đầu tiên xuất hiện khiến các chuyên gia quân sự phương Tây hốt hoảng.
Thiết kế khung của MiG-25 chưa từng xuất hiện trong ngành chế tạo máy bay chiến đấu. Nó được cấu tạo theo hình vuông. Hai động cơ được đặt bên phần thân máy bay phía sau. Cấu trúc hình học này cho phép nó tăng tốc lên tốc độ tối đa. Các thiết bị điện tử trên máy bay cho phép nó định hướng mục tiêu ở chế độ bán tự động, đó là điều cần thiết khi bay ở tốc độ cao vì phản xạ của con người bình thường sẽ không đủ nhanh để đáp ứng với tình hình.
3. Nóng
Khi bay với tốc độ vượt quá Mach 2,5, chiếc máy bay sẽ nóng lên rất nhanh, lên tới 300 – 400° C. Vì vậy, MIG-25 không thể sử dụng vật liệu truyền thống để sản xuất thân máy bay.
Một trong những sự lựa chọn là sử dụng titan. Hãng Lockheed đã dùng titan cho YF-12 và SR-71 (titan này lại được mua từ Liên Xô) và hãng North American đã dùng loại thép rỗ tổ ong cho XB-70. Trong khi đó, các kỹ sư Nga lại đặt niềm tin vào thép và quyết định phần lớn chi tiết của MiG-25 được chế tạo bằng thép hợp kim niken.
4. Đường nối các mối hàn dài gần 5 km
Kỹ thuật hàn ghép các tấm thép của MiG-25 gồm có hàn điểm, hàn máy tự động và phương pháp hàn hồ quang bằng tay. Những đường khâu nối các mối hàn trong cấu trúc của khung máy bay nếu nằm trên một đường thẳng có thể dài gần 5 km với 1.400.000 điểm hàn.
5. Khiến Quốc hội Mỹ điều trần khẩn cấp
Sự phát triển của MiG-25 và chương trình thử nghiệm của nó đã được thực hiện trong bí mật nghiêm ngặt. MIG–25 lần đầu tiên được công bố với thế giới ngày 9/7/1967, trong một chuyến bay biểu diễn, nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập không quân tại sân bay Domodedovo ở ngoại ô Moskva. Bốn máy bay chiến đấu bay qua khán đài ở tầm thấp. Các nhà bình luận đã ngay lập tức tuyên bố rằng đây là một máy bay chiến đấu mới có khả năng đạt tốc độ 3.000km/giờ.
MIG-25 lúc mới xuất hiện đã khiến một số nước phương Tây hoảng sợ. Kết quả là, các phiên điều trần đặc biệt nhanh chóng được tổ chức tại Quốc hội Mỹ. Nhờ vào điều này mà người Mỹ đã hoàn thiện được thiết kế máy bay chiến đấu đánh chặn F-14 và F-15 của mình. Cả hai máy bay có thiết kế đuôi kép giống như MiG-25, nhưng tốc độ và độ cao không bằng.
6. Vụ đào tẩu khỏi Liên Xô
Vào tháng 9/1976, thượng úy Viktor Belenko đã lái chiếc máy bay MiG -25P từ một căn cứ không quân ở Viễn Đông bayđến Nhật Bản, hạ cánh trên đảo Hokkaido và yêu cầu tị nạn chính trị.
Ngay lập tức, chiếc máy bay này được các chuyên gia Mỹ tháo dỡ và kiểm tra. Sau hơn một tháng, nó được trao trả lại cho Liên Xô theo yêu cầu của Bộ Ngoại giao nước này.
Vụ đào tẩu của viên phi công trên đã gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với lực lượng Không quân Liên Xô. Tuy nhiên, nó cũng có một khía cạnh tích cực, mở đường cho việc phát triển phiên bản cải tiến mới, MiG-25PD (Foxbat-E). Tất cả các thiết bị điện tử trên máy bay MIG-25 đã sản xuất được thay thế bằng rađa RP-25 Saphir hiện đại, hệ thống dò tìm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST), và những động cơ mạnh hơn. Khoảng 370 chiếc MiG-25P đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn mới và có tên gọi là MiG-25PDS.
7. Đạt 29 kỷ lục thế giới
MiG-25 đã đạt 29 kỷ lục thế giới. Một trong những kỷ lục duy nhất là nó không bị đánh bại cho đến ngày nay. Ngoài ra, nó còn đạt kỷ lục về độ bay cao với một chiếc máy bay sử dụng động cơ phản lực. Ngày 31/8/1977, một chiếc E-266M, phiên bản MiG-25 được chế tạo đặc biệt, do phi công Alexander Fedotov điều khiển, đã bay lên đến độ cao 37.650m, lập một kỷ lục độ cao mới tại Podmoskovnoye, Liên Xô.
Máy bay chiến đấu MiG-25