Phải nói ngay rằng đây là những kỷ lục "ngoại hạng" vẫn còn nguyên giá trị chưa hề bị xô đổ bởi tính "siêu trường siêu trọng", vĩ đại nhất kể từ khi Thế chiến thứ I bùng nổ.
1. Cặp pháo Schwerer Gustav- Dora
Schwerer Gustav và Dora là tên của hai loại pháo lớn được dùng trong Thế chiến II, được chuyên chở trên xe lửa, to nhất và nặng nhất.
Tháng 3 năm 1936, trong một chuyến thăm của Hitler đến Essen, Quốc trưởng Phát Xít này đã yêu cầu phải thực hiện bằng được ít nhất một trong số những kế hoạch đã đề ra.
Đức đã cho ra đời loại pháo nói trên và ngay lập tức kế hoạch sản xuất siêu pháo nòng 80 cm được các kỹ sư của tập đoàn Krupp bắt tay vào thực hiện.
Toàn bộ kế hoạch sản xuất siêu pháo Schwerer Gustav đặt ra là hoàn thành đầu năm 1937. Nhưng tiến độ này đã không được thực hiện được do vấp phải một số ách tắc liên quan đến kỹ thuật và vật liệu chế tạo đầu đạn.
Pháo cao bằng ngôi nhà 4 tầng nặng 1.350 tấn , có thể bắn ra đạn 800 mm, nặng gần 7 tấn ở khoảng cách trên 38 km.
Được thiết kế trong giai đoạn chuẩn bị Chiến tranh thế giới thứ hai, dự định để đè bẹp những pháo đài kiên cố của Pháp. Pháo đã được dùng trong Trận chiến nước Pháp và được triển khai tới Mặt trận phía Đông để chống lại Liên Xô.
Schwerer Gustav được sử dụng trong chiến dịch bao vây Sevastopol hồi tháng 6/1942 trong khuôn khổ chiến dịch Barbarossa.
Gustav bị quân đội Mỹ chiếm được và phá hủy trong khi Dora cũng chịu chung số phận, bị tháo rời để khỏi rơi vào tay Hồng Quân Liên Xô. Gustav là pháo lớn nhất đến ngày nay, đồng thời là loại pháo bắn loại đạn mạnh nhất và nặng nhất thế giới xưa và nay.
Do quá nặng nên pháo đã được huy động một khẩu đội hơn 1.400 người để điều kiển, 250 trong số này đảm nhận lắp vũ khí, hai tiểu đoàn chống máy bay để bảo vệ, và phần còn lại để nạp và bắn.
Cả hai khẩu pháo nói trên vẫn còn trên Mặt trận phía Đông nhưng không thể sử dụng cho lần tiếp theo nên cuối cùng đã bị phá hủy tại Đức để tránh rơi vào tay quân đồng minh.
2. Cối tự hành Karl-Gerat
Sản phẩm thứ hai của Đức được xếp trong danh sách này là cối tự hành Karl-Gerat, ra đời cuối thập niên 30 ở thế kỷ trước, lắp trên khung gầm xích, và tự di chuyển với tốc độ khiêm tốn không quá 10 km/giờ. Toàn bộ hệ thống nặng tới 126 tấn.
Cối Karl-Gerat được thiết kế như một vũ khí bao vây, đặc biệt để tấn công các phòng tuyến Maginot. Khẩu đội thao tác cối này lên tới 21 người, bắn đạn 600 mm, cự ly bắn 5km với tốc độ khoảng 6 viên mỗi giờ.
Đức đã chế tạo tổng cộng 7 khẩu Karl, một để thử nghiệm và 6 còn lại dùng cho tham gia trên tất cả các mặt trận. Cả pháo Dora, các cối tự hành Karl của phát xít Đức đều được sử dụng để bắn phá Sevastopol.
Karl-Gerat đã ra mắt, bắn 3 phát đạn tại vào pháo pháo đài Brest-Litovsk trong giai đoạn mở màn Chiến dịch Barbarossa hồi tháng 6/1941. Năm sau đó cối Karrl còn tham dự chiến dịch bao vây Sevastopol trong thời gian từ tháng 6-7/1942.
Mặc dù cối Karl-Gerat có kế hoạch sử dụng trong mặt trận phía Đông nhưng do sức mạnh của Hồng quân Liên Xô, nên pháo đã rút khỏi mặt trận này để chuyển sang mặt trận Warsaw, giúp quân Đức chống lại các đợt tấn công của đồng minh.
Karl-Gerat bắn viên đạn cuối cùng tại mặt trận Remagen với nỗ lực để phá hủy cầu Ludendorff.
Cuối cùng, quân đồng minh chiếm được 2 khẩu, Liên Xô 1 khẩu, 3 khẩu còn lại đã bị chính quân Đức phá hủy.
3. Siêu pháo Obusier de 520
Obusier de 520 là loại pháo siêu trường siêu trọng đặt trên toa xe đường sắt, do người Pháp phát minh trong Thế chiến thứ nhất.
Tuy nhiên, do tiến độ mua sắm chậm, nên khẩu Obusier de 520 đầu tiên phải đến cuối năm 1917 mới hoàn thành, và đáng tiếc, đạn phát nổ sớm nên nó đã tự phá hủy.
Khẩu Obusier de 520 thứ hai hoàn thành vào năm 1918, nhưng lại chưa thử nghiệm xong thì chiến tranh đã kết thúc nên phải đưa vào bảo tàng.
Obusier de 520 bắn đạn 520 mm, trọng lượng 1.633 kg đi xa gần 5 km. Khi Đức xâm chiếm Pháp năm 1940, một khẩu Obusier de 520 đã được nâng cấp, nhưng lại bị quân Đức "bắt sống" ngay tại công xưởng.
Đức là quốc gia "nghiện siêu pháo" nên đã đưa Obusier de 520 vào sử dụng, dùng để bao vây Leningrad năm 1942 trước khi cho nổ tung hồi tháng Giêng năm 1943.
4. Pháo thiết giáp hạm Type 94
Pháo cỡ nòng hạng nặng dùng trên biển Type 94, 18,1 inch được lắp cho thiết giáp hạm lớp Yamato của Nhật.
Đây là thiết giáp hạm thuộc Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế Chiến II, và là soái hạm của Hạm đội Liên hợp Nhật Bản. Được trang bị dàn pháo chính Type 94 với cỡ nòng lên đến 460 mm (18,1 inch).
Pháo Type 94 có thể bắn đạn nặng 1,5 tấn đi xa 26 dặm (42 km) và khi gắn vào tháp pháo, toàn bộ trọng lượng nặng hơn cả một tàu khu trục thông thường.
Mặc dù các thiết giáp hạm lớp Yamato và Musashi hoạt động đủ tải trong chiến tranh, nhưng không phải thiết giáp hạm nào cũng được trang bị Type 94 cho đến khi chiến tranh gần kết thúc.
Musashi sử dụng Type 94 là để chống máy bay, với loại đạn tổ ong Sanshikidan để ngăn chặn sự tấn công của các máy bay Mỹ. Đáng tiếc, Musashi đã không thành công và trúng tới 17 trái bom, và 19 ngư lôi của Mỹ, bị chìm tháng 10/1944.
Ngoài ra, trong Trận Vịnh Leyte, Yamato chỉ sử dụng duy nhất pháo Type 94 một lần, đánh chìm tàu sân bay hộ tống USS Gambier Bay của Mỹ trước khi buộc nghỉ hưu.
Các tàu chiến lớp Yamato cuối cùng đã bị đánh chìm trong Trận chiến trên biển Philippines hồi tháng 4 năm 1945.
5. Pháo Mk I của hải quân Anh
Pháo Mk I của Anh được thiết kế và chế tạo trong Thế chiến thứ nhất, gắn trên tàu HMS Furious. Tuy nhiên, Furious đã được chuyển đổi trong thời gian xây dựng và hai trong số ba tàu này được chuyển thành tàu tuần dương hạng nhẹ lớp Lord Clive.
Mặc dù Mk nhỏ hơn so với pháo Type 94 của Nhật, nhưng lại dùng đạn nặng hơn, 3.320 pounds (1.505 kg). Đây là những phẩu pháo ra đời muộn trong chiến tranh,.
Chiến công đầu tiên của Mk I là bắn phá một cây cầu đường sắt hồi tháng 8/1918 còn chiếc kia tấn công đối phương trong trận chiến diễn ra tháng 10/1918. Khẩu thứ ba đã được chế tạo nhưng không thấy đưa vào sử dụng trong chiến tranh.
6. Siêu đại bác Big Bertha và Gamma Morser
Big Bertha và Gamma Morser đều là những siêu đại bác 420 mm được thiết kế và phát triển bởi hãng Krupp của Đức để phục vụ cho Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Big Bertha là một khẩu đại bác khổng lồ, lớn hơn so với hầu hết các khẩu pháo trên các chiến hạm vào thời điểm đó và được mệnh danh là “sát thủ pháo đài”.
Với khả năng bắn đạn pháo gần 1 tấn ở cự ly khoảng 12 km, Big Bertha đã phá hủy các công sự của Bỉ vào năm 1914, cho phép quân đội Đức tiến quân qua Bỉ và gần như chiếm được Paris của Pháp.
Big Bertha là loại pháo di động, mặc dù phải chuyển bằng đường sắt, có khi bắn xuyên được lớp bê tông dày tới 2 m.
Gamma Morsers từng được sử dụng phá hủy pháo đài ở Liege, và được tái sử dụng cho cuộc tấn công Verdun diễn ra năm 1916.
Ngay sau đó, các siêu đại bác Big Bertha và Gamma Morser sống sót được nâng cấp và tái sử dụng trong Thế chiến II, đặc biệt là dùng cho cuộc tấn công vào Sevastopol cùng với các pháo lớn khác của Đức.