5 vũ khí Saudi Arabia khiến Iran phải nể sợ

Khắc Nam |

Đó là lời cảnh báo từ trang tin National Interest của Mỹ số ra đầu tháng Giêng trong bối cảnh xung đột giữa Saudi Arabia và Iran đang bùng lên dữ dội.

Theo National Interest, đây là những vũ khí hiện đại được Saudi Arabia nhập khẩu trong thời gian gần đây.

Trong những ngày đầu tháng Giêng, Saudi Arabia đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tehran sau khi đại sứ quán Saudi Arabia tại Tehran bị phóng hỏa.

Sự kiện trên diễn ra nhằm phản đối việc chính quyền Riyhad xử tử 47 tù nhân, trong đó có cả giáo sỹ hồi giáo dòng Shiite thân Iran Sheik Nimr al-Nimr, người đã bị bắt nhiều lần, thường xuyên kích động tỉnh phía Đông ly khai khỏi Saudi Arabia.

Việc xử tử giáo sỹ Sheik Nimr al-Nimr đã làm trầm trọng thêm mối giao bang giữa Riyadh và Tehran.

Xa hơn, mối bất hòa giữa Saudi Arabia và Iran còn có nguyên căn kéo dài hàng thế kỷ giữa người Hồi giáo dòng Sunni, chiếm đa số ở Saudi Arabia, và người Hồi giáo dòng Shiite chiếm đa số tại Iran.

Chính sự thù hằn giữa các nhóm người này đã làm cho mồi lửa xung đột ở Trung Đông nóng lên hơn bao giờ hết. Đặc biệt, từ khi Saudi Arabia khẳng định họ là "cái rốn" của người Hồi giáo Sunni.

Theo National Interest, Saudi Arabia - nơi có thánh địa Mecca linh thiêng của người Hồi giáo, thu hút hàng triệu tín đồ hành hương mỗi năm còn Iran là cường quốc dẫn đầu thế giới Hồi giáo Shiite.

Cả hai đều tìm kiếm, mở rộng ảnh hưởng của mình tại khu vực Trung Đông nên nguy cơ xảy ra xung đột là điều khó tránh.

Đề cập tới tình huống chiến tranh xảy ra giữa hai cường quốc Trung Đông, đặc biệt là sự giàu có của Saudi Arabia, lại liên minh chặt chẽ với các cường quốc phương Tây, các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng thế mạnh quân sự của Saudi Arabia rất vượt trội.

Quốc gia Hồi giáo này đã đổ ra hàng núi tiền mua sắm những loại vũ khí tối tân, hiện đại nhất, trong đó phải kể đến 5 loại vũ khí dưới đây, Iran không thể làm ngơ một khi chiến sự xảy ra.

1. Boeing F-15 Eagle

Boeing F-15 Eagle là máy bay tiêm kích chiến thuật 2 động cơ phản lực, có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Được thiết kế để chiếm lĩnh và duy trì ưu thế trên không trong tác chiến.

Nhờ tài nguyên dầu lửa, Saudi Arabia đã mua hàng loạt máy bay chiến đấu này để trang bị cho lực lượng Không quân Hoàng gia Saudi (RSAF), đặc biệt là dòng tiêm kích không đối không và đa nhiệm F-15 C/D.

RSAF hiện đang khai thác một phi đội gồm 86 chiếc F-15Eagle C/D, nhiều hơn số lượng của Tehran hiện có. Ngoài ra Saudi Arabia còn có tới 70 tiêm kích, ném bom F-15 Strike Eagles có thể bắn trúng mục tiêu nằm sâu bên trong lành thổ Iran.

Những Strike Eagles sẽ sớm được nâng cấp lên chuẩn F-15SA, kể cả 3 radar quét điện tử chủ động hệ APG-63 (v) mới, hệ thống tác chiến điện tử và các cảm biến thế hệ hiện đại.

Tới đây RSAF sẽ được trang bị thêm 84 tiêm kích F-15SA Strike Eagles mới, và sẽ được đưa vào khai thác trong tương lai gần.

Nguyên thủy, Boeing F-15 Eagle là sản phẩm của hãng McDonnell Douglas đã sáp nhập vào Boeing chế tạo. Nó được phát triển cho Không quân Mỹ hồi năm 1972.

Phiên bản cải tiến F-15E Strike Eagle (Đại bàng tấn công) là kiểu máy bay tiêm kích kết hợp cường kích hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và có tuổi thọ danh nghĩa đến năm 2025.

2. Máy bay Eurofighter Typhoon

Saudi Arabia đã ký hợp đồng mua 72 máy bay chiến đấu tấn công đa nhiệm vụ, có cánh tam giác và cánh mũi do liên doanh Eurofighter GmbH của châu Âu chế tạo.

Eurofighter Typhoon không chỉ là máy bay tiêm kích không đối không lợi hại, mà nó còn được xem là "gói khí tài" không đối đất cực kỳ mãnh liệt.

Cho đến nay không rõ Saudi Arabia đã nhận được giao bao nhiêu chiếc Eurofighter Typhoon nhưng theo ước tính thì rất có thể, trên một nửa ký theo hợp đồng đã được RSAF đưa vào khai thác.

Không giống hầu hết các hợp đồng đã ký trước đây, phần lớn tiêm kích Eurofighter Typhoon trong đồng hiện tại đang được lắp ráp ngay trong lãnh thổ của Saudi Arabia.

Eurofighter Typhoon sẽ được bổ sung vào phi đội F-15 của RSAF để phục vụ cho cuộc chiến, nếu chiến tranh với Iran bùng phát.

3. Máy bay trực thăng Apache

Giống như lực lượng không quân, lực lượng trên mặt đất của Hoàng gia Saudi Arabia (RSLF) đang được trang bị một cách phung phí.

Một trong những vũ khí mạnh nhất của RSLF là máy bay trực thăng Boeing AH-64D Apache, riêng vũ khí này Saudi Arabia có tới 82 chiếc.

Nguyên thủy, Apache được thiết kế vào cuối năm 1970 cho quân đội Mỹ để làm đối trọng với tăng thiết giáp của Liên Xô.

Trong cuộc chiến vùng Vịnh đầu tiên, phiên bản gốc AH-64A được xem là phát huy tốt tính năng, trở thành "khắc tinh" đối với lực lượng thiết giáp Iraq. Nhưng trong cuộc chiến phong tỏa Iraq 2003, Apache lại không hoàn thành nhiệm vụ.

Lực lượng của Saddam đã "bắt thóp" điểm yếu của Apache. Một tiểu đoàn Apache đã bị đánh tả tơi bởi lực lượng the Republican Guard’s Medina , Mỹ mất một Apache, số còn lại bị hỏng nặng.

Tuy nhiên, Apache vẫn được xem là một công cụ vô giá trong việc chiếm đóng Iraq, và tiếp tục hoạt động có trong cuộc chiến chống lại IS sau này. Theo giới quân sự, khai thác đúng "quy trình", Apache sẽ trở thành một lợi khí chống lại lực lượng mặt đất của đối phương.

AH-64 Apache là máy bay trực thăng tấn công, thế hệ kế tiếp của máy bay trực thăng Bell AH-1 Cobra. Được thiết kế bởi hãng Hughes, sau đó phát triển bởi McDonnell Douglas và hiện nay do hãng Boeing sản xuất.

AH-64 có 2 chỗ ngồi, được đẩy bằng 2 động cơ turbin, được trang bị một pháo M230 cỡ 30mm, đồng thời mang cả tên lửa và rốckét ở cánh phụ.

Máy bay có khả năng hoạt động cả trong ngày lẫn đêm hay trong điều kiện thời tiết bất lợi , phi công có thể dùng mũ có hệ thống quan sát để tác chiến.

Ngoài ra, Apache còn được trang bị một số loại thiết bị điện tử hàng không mới nhất như hệ thống nhận diện mục tiêu, thiết bị nhìn đêm của phi công (TADS/PNVS) và hệ định vị vệ tinh toàn cầu (GPS).

4. Xe tăng M1A2 Abrams

Các lực lượng hoạt động dưới mặt đất của Saudi Arabia cũng được trang bị các loại xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 Abrams trong tổng số 442 chiếc mà Saudi Arabia hiện có.

Trong khi không được trang bị uranium nghèo như một phần ma trận giáp giống như xe tăng của quân đội Mỹ, nhưng tăng của Saudi lại là "sát thủ đáng gờm".

Tương tự xe tăng tiêu chuẩn M1A2 SEP Abrams của quân đội Mỹ, có nghĩa nó được trang bị các phương tiện thông tin hiện đại, có tính năng truyền gửi thông tin và hệ thống liên mạng cực kỳ hiện đại.

Hỏa lực của tăng M1A2 Abrams là pháo chính, súng máy hạng nặng và súng máy hạng trung. Gồm pháo nòng trơn 120mm L/44 M256A1 do Đức phát triển với hai băng 40 viên đạn. Một súng máy đơn 12,7 mm và súng hai nòng 7,62 mm M240.

Tổng thể, M1A2 Abrams của Saudi Arabia hiện đại hơn bất kỳ loại xe nào của Iran hiện có trên chiến trường. Abrams chỉ có một điểm yếu duy nhất là tiêu tốn nhiên liệu và chi phí duy tu do dùng động cơ động cơ turbine khí Honeywell AGT1500C.

M1 Abrams là dòng tăng chủ lực do hãng General Dynamics của Hoa Kỳ sản xuất năm 1980 theo thiết kế của Chrysler Defense.

Tên hiệu xe được đặt theo tên của Creigton Williams Abrams Jr., Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ giai đoạn từ 12/1972 đến trước khi ông qua đời vào năm 1974.

Dòng tăng M1 (M1A1) đã được sử dụng trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và hiện đã được cải tiến có thêm các biến thể mới, trong đó có M1A2 Abrams đang được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

5. Tàu khu trục Frigate lớp Al Riyadh

Nguyên thủy, tàu khu trục hay tàu hộ tống Frigate lớp Al Riyadh được ra đời dựa trên tàu lớp La Fayette của DCN (Pháp), được thiết kế để làm nhiệm vụ tác chiến chống máy bay và có quy mô lớn hơn tới 25% so với tàu tiền bối của Pháp.

Tàu được trang bị một cặp hệ thống phóng thẳng đứng 8 ngăn dùng cho tên lửa hạm đối không Aster 15, có thể tấn công máy bay ở khoảng cách 32 km, độ cao đến 15 km. Ngoài ra tàu còn được trang bị 8 tên lửa chống tàu MBDA Exocet MM40 Block II .

Vũ khí trang bị cho tàu khu trục Frigate lớp Al Riyadh gồm đại bác Oto Melara 76/62 và hai súng máy 20 mm cùng với các khí tài chống ngầm, kể cả ngư lôi DCNS F17.

Ngoài ra, tàu khu trục Frigate lớp Al Riyadh còn được trang bị các vũ khí hạng nặng đưa tổng mức choán nước của tàu lên tới 4.500 tấn, và có thể đạt tới tốc độ tối đa 24,5 knots (trên 45 km/h).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại