Dưới đây là nội dung chi tiết về 5 loại vũ khí trong bài viết của tờ The National Interest:
1. Tên lửa đạn đạo DF-21D
Tên lửa đạn đạo DF-21D là vũ khí nguy hiểm nhất đối với quân đội Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Loại tên lửa này được cho là “sát thủ tàu sân bay”. DF-21D Là tên lửa đạn đạo tầm trung đặc biệt để tấn công tàu sân bay Mỹ. Tầm bắn của DF-21D ước tính cao nhất là 1.500km, có thể gây thiệt hại nặng nề cho các tàu chiến lớn. Cuộc tấn công trực tiếp của tên lửa DF-21D đủ làm tê liệt một tàu sân bay, thậm chí bị đánh chìm.
Phải mất thêm vài năm nữa, tên lửa DF-21D mới đạt được khả năng chiến đấu toàn diện. Tuy nhiên, loại tên lửa này có thể trở thành loại vũ khí hủy diệt rất lớn mà quân đội Mỹ không thể coi thường.
2. Tiêm kích tàng hình J-20
Máy bay J-20 là tiêm kích tàng hình thế hệ 5 đầu tiên của Trung Quốc, hiện nay đang trong giai đoạn thử nghiệm. Vai trò rõ ràng nhất của máy bay J-20 là để giúp Trung Quốc chiếm ưu thế trên không. J-20 có tầm hoạt động xa, đồng nghĩa với việc nó có thể hoạt động xa bờ biển Trung Quốc, đánh chặn máy bay tấn công và máy bay ném bom, bao gồm F/A-18, B-1, B-2.
Trung Quốc cũng có thể sử dụng J-20 để tấn công các máy bay hỗ trợ của Mỹ. Máy bay cảnh báo sớm E-3 Sentry và E-2C Hawkeye, cùng các máy bay tiếp dầu như KC-135 và KC-130 là những lực lượng chủ chốt cho phép Không quân Mỹ hoạt động tầm xa. Tiêm kích J-20 trang bị tên lửa không đối không có thể bắn hạ những máy bay này, khiến Mỹ và các lực lượng đồng minh tê liệt.
Một vai trò khác của J-20 là tấn công tàu chiến và căn cứ của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương. Máy bay J-20 mang theo tên lửa tấn công mặt đất có thể phá hủy các hệ thống tên lửa đất-đối-không, các căn cứ không quân, các trạm radar và các cơ sở chỉ huy của Mỹ xuyên suốt Thái Bình Dương. Cuộc tấn công của J-20 sẽ ngăn chặn hệ thống tên lửa của Mỹ và dọn đường cho các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo thông thường.
3. Vũ khí diệt vệ tinh
Trung Quốc cũng có ít nhất một loại vũ khí vệ tinh là tên lửa SC-19 có thể làm cho hệ thống vệ tinh dẫn đường GPS của Mỹ gặp nguy hiểm. Vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc có thể tấn công nhiều loại vệ tinh Mỹ, bao gồm vẹ tinh thu thập tình báo, vệ tinh viễn thông, vệ tinh cảnh báo tên lửa. Mất những vệ tinh này sẽ làm cho quân Mỹ khó có thể tiến hành trinh sát đối với Trung Quốc.
Trong nhiều thập kỷ, các vệ tinh quân sự đã mang lại cho quân đội Mỹ lợi thế đáng kể trong tác chiến. Điều này đặc biệt có lợi trong chiến lược xoay trục về châu Á-Thái Bình Dương, nơi cách lục địa Mỹ tới hàng nghìn dặm.
Trung Quốc có ít nhất một loại vũ khí chống vệ tinh là tên lửa SC-19. SC-19 được cho là có khả năng chạm tới quỹ đạo trái đất tầm trung, đe dọa hệ thống định vị GPS của Mỹ.
Vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc có thể tấn công nhiều loại vệ tinh của Mỹ, trong đó có vệ tinh định vị, vệ tinh liên lạc và vệ tinh do thám. Thiệt hại những vệ tinh như vậy sẽ gây khó khăn cho Mỹ trong việc do thám Trung Quốc.
4. Tàu đổ bộ Type 071
Tàu đổ bộ Type 071 ngày càng quan trọng đối với Trung Quốc, đặc biệt là trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Hoa Đông.
Trung Quốc hiện có 3 tàu đổ bộ Type 071 và đang dự kiến đóng thêm 3 tàu nữa. Type 071 được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Hudong-Zhonghua ở Thượng Hải. Mỗi tàu có lượng giãn nước 20.000 tấn, có thể chở từ 400-800 lính thủy đánh bộ, 18 xe bọc thép. Ngoài ra, tàu còn có sàn đáp cho trực thăng, có thể chở một số tàu đổ bộ đệm khí...
Tàu đổ bộ Type 071 có thể được sử dụng để đe dọa hoặc tấn công Đài Loan, đồng thời đe dọa sự hiện diện của Mỹ trong khu vực.
Một mình chiếc tàu Type 071 không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nó cho thấy khả năng mà Trung Quốc có thể sử dụng để làm leo thang tình hình tranh chấp lãnh thổ, đẩy khu vực vào một tình huống vô cùng nguy hiểm.
5. Vũ khí tấn công mạng
Ảnh minh họa
Điều khiến Mỹ lo ngại nhất có lẽ là khả năng tác chiến mạng của Trung Quốc. Trung Quốc có thể tiến hành các hoạt động chiếm quyền kiểm soát mạng lưới liên lạc, phát tán các phần mềm độc hại và thậm chí là tiến hành các chiến dịch tuyên truyền tin tức giả. Trung Quốc có thể sử dụng khả năng này để làm sập mạng lưới máy tính của đối phương hoặc gây nhiễu hệ thống thông tin liên lạc của đối phương trước một vụ tấn công bằng máy bay hoặc tên lửa.
Trước bài viết này của báo chí Mỹ, một chuyên gia quân sự giấu tên đã trao đổi với Thời báo Hoàn Cầu rằng trong số các loại vũ khí mà báo chí Mỹ lựa chọn, có một số loại mà quan chức Trung quốc chưa từng công khai về tính năng tác chiến của chúng, thậm chí chưa từng thừa nhận sự tồn tại của loại vũ khí đó.
Trong khi đó, chuyên gia quân sự Trung Quốc Vương Á Nam cho hay lựa chọn của báo chí Mỹ vẫn có lý nhất định, vì xu hướng phát triển những loại vũ khí này thách thức ưu thế phát động chiến tranh trên các mặt của Mỹ trong tương lai, thậm chí có thể sẽ làm cho Mỹ phải thay đổi phương thức tác chiến quen thuộc nhất và tiện dụng nhất.
Theo ông Vương, xu thế này dường như là một mối đe dọa lớn đối với người Mỹ, như tên lửa DF-21D, đại diện cho tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc, là mối đe dọa đối với tàu sân bay Mỹ; máy bay J-20 khiến ưu thế của máy bay thế hệ 5 F-22 của Mỹ giảm, vũ khí chống vệ tinh thách thức quyền kiểm soát không gian của Mỹ, thậm chí đe dọa đến hệ thống tấn công toàn cầu của Mỹ. Tàu tấn công đổ bộ Type 071 là loại tàu có khả năng tác chiến đổ bộ được nâng cao, làm cho Mỹ lo ngại một khi xảy ra chiến tranh, tính khả thi của cơ sở tiền tuyến của Mỹ bị phá vỡ.
Về vũ khí tác chiến mạng, ông Vương cho rằng sự lựa chọn này của báo chí Mỹ không thật sự hợp lý. Đây có thể là một hình thái chiến tranh mới trong tương lai, tuy nhiên, Trung Quốc chưa từng thể hiện khả năng tấn công mạng, trong khi các cuộc tấn công vào website của các tổ chức thương mại và chính phủ không mang ý nghĩa nhiều về mặt quân sự. Sự lựa chọn này của báo Mỹ chỉ cho thấy hệ thống mạng của các nước trên thế giới có nhiều lỗ hổng, không liên quan tới việc Trung Quốc có khả năng tấn công mạng mạnh hay không.