Một loạt ưu đãi trước bầu cử
26 biện pháp mới nhất được đưa ra bởi 20 cơ quan chính phủ, bao gồm Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Hội đồng Nhà nước và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, được thiết kế để thu hút nhiều người Đài Loan đến sống và làm việc tại Trung Quốc đại lục, bất chấp quan hệ giữa 2 vùng eo biển đang xấu đi.
Tuy nhiên, Hội đồng các vấn đề đại lục của Đài Loan đã chỉ trích động thái này là một nỗ lực của Trung Quốc nhằm chia rẽ Đài Loan trong nội bộ, và là một sự phản ánh thêm về những nỗ lực cố gắng can thiệp và ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Đài Loan.
Các biện pháp này được đưa ra sau khi gói 31 biện pháp tương tự được Bắc Kinh công bố vào tháng 3 năm ngoái, bao gồm ưu đãi thuế, chính sách sử dụng đất ưu đãi cho các doanh nghiệp Đài Loan ở đại lục và lợi ích cho các cá nhân Đài Loan học tập hoặc sinh sống ở đại lục.
Các biện pháp mới nhất cho phép các doanh nghiệp Đài Loan được đối xử bình đẳng hơn với các đối tác đại lục bao gồm tiếp cận nghiên cứu và phát triển công nghệ 5G, đầu tư vào dịch vụ vận chuyển hàng không và hành khách, thành lập các công ty tài chính và tài chính vi mô và quyền đăng ký bảo lãnh tài chính từ các quỹ của chính quyền địa phương.
Các cá nhân Đài Loan cũng sẽ chính thức được hưởng các biện pháp bảo vệ lãnh sự ở nước ngoài, sẽ được đối xử giống như các đối tác đại lục khi mua bất động sản ở đại lục.
Đài Loan nghi ngại
Các biện pháp mới nhất từ Bắc Kinh được đưa ra trước cuộc bầu cử Đài Loan vào tháng 1. Quan hệ trên eo biển Đài Loan đã bị đóng băng dưới thời bà Thái Anh Văn lãnh đạo, khi bà Thái từ chối chấp nhận Đồng thuận 1992, nói cách khác là nguyên tắc một Trung Quốc - điều kiện mà Bắc Kinh cho là tiên quyết trong bất kỳ cuộc đàm phán với Đài Bắc.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan, và không loại trừ việc sử dụng vũ lực để thống nhất.
Tuy nhiên, Hội đồng các vấn đề đại lục của Đài Loan cho việc triển khai 26 biện pháp một năm sau đó nhằm mục đích che đậy sự thật rằng 31 biện pháp này đã không được thực thi đúng cách, và phản ánh các vấn đề hành chính trên đại lục trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Hơn thế nữa, điều này cũng phản ánh rằng trong thời điểm này, người dân Đài Loan đã từ chối nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" của Trung Quốc, Hội đồng nói.
Joseph Wu, lãnh đạo Ngoại giao của Đài Loan nhấn mạnh, Bắc Kinh đã đưa ra rất nhiều biện pháp nhưng Đài Loan không cần "một quốc gia, hai chế độ".
Các cuộc biểu tình chống chính phủ đang diễn ra ở Hồng Kông - đặc khu hành chính được quản lý theo hướng "một quốc gia, hai chế độ" đã nhấn mạnh cho nhiều cử tri Đài Loan về mối đe dọa từ Bắc Kinh đối với chủ quyền.
Cuộc thăm dò mới nhất của cho thấy 89% số người được hỏi phản đối "một quốc gia, hai chế độ" mà Bắc Kinh đề xuất cho Đài Loan, tăng từ 75% trong một cuộc khảo sát tương tự vào tháng 1.
Edward I-hsin Chen, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Văn hóa Trung Quốc tại Đài Bắc, cho biết tác động của 26 biện pháp đối với cuộc bầu cử sẽ phụ thuộc vào cách chúng được thực thi, nhưng nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" rõ ràng không thể chấp nhận được đối với cử tri Đài Loan , cho dù họ ủng hộ Đảng Tiến bộ Dân chủ (DPP) của bà Thái hay Quốc dâng đảng có xu hướng thân thiện với đại lục.
Tuy nhiên, điều tốt cho người dân và doanh nghiệp Đài Loan là họ có thể tham gia vào lĩnh vực 5G, và sẽ có nhiều sự hợp tác hơn trong tương lai, ông Chen nói thêm.
Lin Chingfa, cựu chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp đầu tư Đài Loan có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết ông tin rằng các biện pháp mới này nhằm thu hút giới trẻ Đài Loan.
Một hướng rất quan trọng cho sự hợp tác xuyên eo biển hiện nay là kết nối các cơ hội có sẵn ở Trung Quốc đại lục cho những người trẻ tuổi, ví dụ như cơ hội cho người Đài Loan xin học bổng và mở rộng cơ hội cho sinh viên Đài Loan tại các trường đại học, ông Lin nói.