NGUYÊN TẮC: 3 KHÔNG QUẢN
1. Không quản chuyện bao đồng:
Làm người, quý ở chỗ biết nên dừng ở đâu và lúc nào.
Sống ở đời nên lo tốt việc của mình và biết giữ chừng mực với những việc của người khác. Không can thiệp quá sâu vào vấn đề của người khác chính là thước đo chuẩn mực trong quan hệ giữa mọi người.
2. Không quản chuyện tình cảm người khác:
Chuyện tình cảm vốn sớm nắng chiều mưa. Hôm nay hai người chia tay, hôm sau lại làm hòa. Khuyên hòa khuyên chia, đều là bạn không đúng.
Điều này có nghĩa là nên giữ khoảng cách với những vấn đề tình cảm của người khác và tốt nhất không nên đưa ra lời khuyên. Bởi vì những vấn đề tình cảm thường phức tạp và chỉ có người trong cuộc mới có khả năng để giải quyết.
3. Không quản chuyện riêng:
Chuyện gia đình là việc riêng tư của mỗi người và không ai giống ai. Chuyện đời tư rất phức tạp, chỉ dăm ba câu chuyện kể từ một phía, bạn rất khó hiểu hết được sự thật đằng sau. Chúng ta không có quyền hạn và khả năng để làm việc đó nên tốt nhất đừng can thiệp vào chuyện gia đình của người khác.
Chuyện đời tư rất phức tạp, chỉ dăm ba câu chuyện kể từ một phía, bạn rất khó hiểu hết được sự thật đằng sau. Nguồn ảnh: Internet
NGUYÊN TẮC: 4 KHÔNG NÓI
1. Không nói xấu:
Phúc hoạ tại miệng. Đừng dễ dàng nói xấu hoặc lan truyền những thông tin tiêu cực, thất thiệt về người khác. Đây là cách tu dưỡng đạo đức tốt nhất và bí quyết gìn giữ các mối quan hệ giữa các cá nhân.
2. Không nói lời ngông cuồng:
Người tài còn có người giỏi hơn, núi cao còn có núi cao hơn.
Người thích nói lời ngông cuồng, ngạo mạn, tầm nhìn sẽ trở nên hẹp hơn, không biết thế nào là trời cao đất dày.
Giữ sự khiêm tốn, không coi thường bản thân nhưng cũng đừng tự tin thái quá, bởi vì chúng ta không bao giờ có thể hiểu hết được điểm mạnh và khả năng của người khác.
3. Không phàn nàn hay đổ lỗi cho người khác:
Cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng, mỗi người đều mang trên vai những gánh nặng khác nhau để tiến về phía trước.
Ca thán không giải quyết được bất cứ vấn đề gì, chỉ truyền đi năng lượng tiêu cực cho chính bản thân và những người xung quanh.
4. Không nói những lời sáo rỗng:
Là tránh nói những điều vô nghĩa, nói nhiều mà vô nghĩa thì cũng vô ích, lời nói phải có ý nghĩa và phù hợp.
Lời ít ý nhiều, đây mới là cảnh giới chính xác của người khôn ngoan.
Lời ít ý nhiều, đây mới là cảnh giới chính xác của người khôn ngoan. Nguồn ảnh: Internet
NGUYÊN TẮC: 5 KHÔNG GIÚP
Giúp người là giúp mình, tuy nhiên phàm trên đời việc gì cũng cần có giới hạn, việc giúp đỡ người khác cũng vậy.
1. Không giúp đỡ khi vượt quá giới hạn
Dù mối quan hệ của bạn với người khác có tốt đến đâu, bạn cũng phải biết giữ khoảng cách thích hợp, không vượt quá giới hạn và can thiệp quá sâu vào việc của người khác.
Liên quan tới việc nhà, việc riêng của người ta, những việc như vậy không nên giúp. Những sự giúp đỡ vượt quá ranh giới, người khác chưa chắc đã lĩnh ngộ được ý tốt của bạn. Những sự giúp đỡ đầy nghĩa khí nhất thời, rất dễ biến thành "ôm chuyện bao đồng".
2. Không giúp những người vô ơn
Giữa con người với nhau: giúp đỡ là việc tình nghĩa. Tuy nhiên, trong cuộc sống có một vài người: Giúp người ngàn lần người không nhớ, không giúp một lúc người hận ngay.
Do đó, khi muốn giúp đỡ người khác trước tiên bạn phải hiểu tính cách và phẩm chất của họ, không giúp đỡ những người vô ơn và không biết trân trọng.
3. Không giúp kẻ lười biếng
Những người thiếu thốn do lười lao động thì không đáng nhận được sự giúp đỡ. Bạn nên phân biệt hoàn cảnh và những người thực sự cần sự giúp đỡ, chứ không phải những người lười biếng và không có chí tiến thủ.
Bởi nếu một người không chịu cầu tiến, thì sự giúp đỡ của bạn sẽ chỉ càng làm họ phụ thuộc hơn.
4. Không giúp việc trái luân thường đạo đức
Bạn không thể giúp đỡ người khác những việc phi pháp hoặc trái với luân thường, bạn phải vạch rõ ranh giới và nguyên tắc của riêng mình và không được phá vỡ nó.
Học cách khuyên giải bạn bè, tuyệt đối không được kích động, giữ đạo đức, mới giữ được lương tâm.
Bởi nếu một người không chịu cầu tiến, thì sự giúp đỡ của bạn sẽ chỉ càng làm họ phụ thuộc hơn. Nguồn ảnh: Internet
5. Không giúp việc quá sức bản thân
Những việc người khác nhờ nếu trong phạm vi khả năng của mình, giúp được hãy giúp, còn nếu nằm ngoài phạm vi khả năng của mình, đừng miễn cưỡng bản thân bắt buộc phải giúp.
Đừng vì sĩ diện, muốn lấy lòng người khác Hãy lo cho bản thân mình tốt trước, chăm sóc quan tâm người thân trước tiên.
Lời kết
Bằng cách tuân thủ các nguyên tắc này, chúng ta có thể xử lý các mối quan hệ giữa các cá nhân tốt hơn, bảo vệ lợi ích của chính mình và tôn trọng quyền riêng tư của người khác, đồng thời tránh được những tranh chấp và xung đột không đáng có.
Trong các mối quan hệ, chúng ta nên ghi nhớ những nguyên tắc này để giải quyến tốt với nhiều tình huống phức tạp cũng như tương tác giữa các cá nhân với một thái độ lý trí và trưởng thành.