Trước đó, vào tháng 6-2016, Cơ quan công nghiệp quốc phòng (SSM) thuộc Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã ký thương vụ mua 76 xe bọc thép 4x4 bánh lốp Pars và 184 xe bọc thép bánh xích Kaplan. Giá trị hợp đồng không được công bố.
Phát biểu tại buổi lễ được tổ chức tại thủ đô Ankara, Giám đốc SSM, ông Ismail Demir khẳng định, thương vụ này sẽ góp phần nâng cao năng lực tác chiến của các đơn vị bộ binh nước này trước các nguy cơ đến từ những phương tiện bọc thép của đối phương.
Cả hai dòng xe này là chúng đều được trang bị tháp pháo gắn hệ thống tên lửa dẫn đường chính xác UMTAS (Uzun Menzilli Tanksavar Sistemi) do tập đoàn Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.
Xe Pars và Kaplan được giới thiệu tại một triển lãm. Ảnh: Army Reconition.
Xe Pars và Kaplan có thiết kế nhỏ gọn để có thể được vận chuyển bằng máy bay vận tải của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ như CASA CN-235, C-130 Hercules, C-160 Transall, A400M Atlas, CH-47 Chinook...
Với mục đích chính là phá hủy xe tăng, xe bọc thép ở khoảng cách từ 500m-8km, tên lửa UMTAS có thể tích hợp với nhiều thiết bị quân sự khác nhau từ xe bọc thép, trực thăng cho đến máy bay không người lái.
Tên lửa UMTAS trang bị trên trực thăng T129 ATAK của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Army Reconition.
Một điểm nổi trội của dòng tên lửa này là nó có khả năng hoạt động theo cả 2 cơ chế: Tự tìm đến mục tiêu đã định sẵn (Fire and Forget) và tự tìm đến mục tiêu nhờ cập nhật dữ liệu trong quá trình bay (Fired and Update).
Ngoài ra, nhân sự kiện này, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng công bố kế hoạch tăng cường thêm 160 tháp pháo gắn cụm tên lửa chống tăng Kornet E và UMTAS vào kho dự trữ tới năm 2022.