Quân đội Nga đã chống lại chứng nghiện rượu như thế nào?

Thùy Linh |

Trong các bộ phim Hollywood và châu Âu, binh sỹ Nga thường được mô tả là một đám say xỉn vô tổ chức. Hình ảnh này có bao nhiêu phần giống với thực tế?

Trong bộ phim của Mỹ và Thổ mới đây “The Ottoman Lieutenant” (Trung úy Ottoman – năm 2017), chúng ta đã thấy trong suốt Thế chiến I, nhân viên người Ottoman đã bí mật thâm nhập một căn cứ do Quân đội Nga chiếm giữ như thế nào. Ở đó, anh ta nhìn thấy các đám đông binh sĩ Nga say xỉn tới mức không thể đứng thẳng người.

Những ấn tượng về quân đội Nga như vậy khá phổ biến ở Hollywood, nhưng lại khác xa so với thực tế và logic đơn giản: làm sao binh sĩ Nga có thể chiến đấu hiệu quả, chiếm được các căn cứ của kẻ thù và chiến thắng nếu họ là một đám say sỉn vô tổ chức?

Việc uống rượu mang nhiều ý nghĩa trong văn hóa Nga và cả trong quân đội, nhưng nó chưa bao giờ (ngoại trừ thời gian cách mạng), làm cản trở khả năng quân đội Nga trở thành một lực lượng chiến đấu hiệu quả.

Dùng rượu để chống lại dịch bệnh

Chất có cồn không bị cấm trong quân đội Nga trong thế kỷ 18. Ngược lại, khi đó, nó được coi là phương pháp hiệu quả nhất để chống chọi với dịch bệnh cũng như đói và rét.

Mỗi binh sỹ mỗi ngày nhận 2 cốc rượu vang hay vodka, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối. Khẩu phần của mỗi binh sỹ còn bao gồm 3 lít bia. Nếu làm việc tốt, một binh sỹ sẽ còn được nhận thêm khẩu phần bổ sung.

Tuy nhiên Peter đại đế không bao giờ cho phép các binh sỹ say xỉn một cách tràn lan. Các binh sỹ say xỉn sẽ bị phạt bằng roi da và sỹ quan say xỉn sẽ bị hạ cấp. Bên cạnh sự trừng phạt cũng có phần thường: nếu binh sỹ từ chối nhận phần bia rượu thì sẽ được tăng lương.

Thế kỷ 19, rượu trong quân đội Nga còn liên quan tới lính kỵ binh châu Âu - đội kỵ binh cấp cao nổi tiếng với phong cách sống vô tư lự và không kiểm soát được. Người ta cho rằng họ mở những chai champagne bằng cách dùng kiếm chém phần đầu chai.

Trong thời bình, lính kỵ binh châu Âu uống sâm banh và chuyển sang vodka khi chiến dịch quân sự bắt đầu. Họ còn cho những con ngựa của mình ăn cỏ khô có tẩm rượu vodka để xua tan nỗi sợ của con vật trước các trận đánh. Trận đánh của một đội lính kỵ binh say xỉn là điều gì đó có thể gây bất ngờ.

Chống lại chứng nghiện rượu

Đầu thế kỷ 20, y học phát triển đến một mức độ phù hợp, và người ta nhận thấy thật nực cười khi coi rượu bia là phương pháp điều trị. Nhà nước bắt đầu đối phó với sự phụ thuộc vào chất có cồn trong quân đội: các binh sĩ chỉ nhận được 3 cốc mỗi tuần. Ngoài ra đồ uống có cồn cũng dần được thay thế bằng các đồ uống truyền thống ủa Nga như kvass (đồ uống có cồn làm từ lúa mạch) và sbiten.

Quân đội Nga đã chống lại chứng nghiện rượu như thế nào? - Ảnh 2.

Đầu thế kỷ 20, đồ uống có cồn cũng dần được thay thế bằng các đồ uống truyền thống ủa Nga như kvass (đồ uống có cồn làm từ lúa mạch) và sbiten. Ảnh tư liệu: RBTH

Trong Thế chiến I, chất có cồn bị cấm ở Đế chế Nga. Hành động này không được các binh sĩ Nga chào đón. Họ tìm kiếm các kho rượu của kẻ thù trong các chiến dịch và cố sử dụng các loại đồ uống có cồn loại nhẹ hơn để thay thế, và tất nhiên là điều này dẫn tới tình trạng say xỉn.

Dần dần, chiến dịch chống lại đồ uống có cồn cũng đem lại những kết quả, tỷ lệ say rượu nói chung đã giảm ở Nga. Tuy nhiên, cuộc các mạng năm 1917 đã xóa bỏ mọi kết quả. Quân đội lại rơi vào hỗn loạn vì tình trạng nghiện chất có cồn. Chính từ khi đó, hình ảnh “binh sĩ Nga lúc nào cũng say túy lúy” đã ra đời.

100 gram từ Ủy viên nhân dân

Tình trạng mất kiểm soát vì chất có cồn bắt đầu mờ đi với sự khủng khiếp của cuộc Cách mạng và Nội chiến. Không có chỗ cho những kẻ nghiện rượu trong Hồng quân Liên Xô.

Trong cuộc Chiến tranh Mùa đông giữa Liên Xô và Phần Lan, tình hình đã thay đổi. Ủy viên nhân dân về Quốc phòng (Bộ trưởng Quốc phòng) Kliment Voroshilov đã yêu cầu khẩu phần hàng ngày về vodka (100gram) cho những binh sĩ bị ảnh hưởng vì thời tiết lạnh giá để nâng cao tinh thần chiến đấu.

Truyền thống “100 gram từ Ủy viên nhân dân” tiếp tục trong giai đoạn quan trọng đầu tiên của cuộc chiến chống phát xít Đức. Tuy nhiên, Stalin không muốn các binh sĩ Liên Xô trở thành những kẻ nghiện rượu. Năm 1942, việc phân phát vodka cho các binh sĩ bị cấm. Chỉ một số trường hợp đặc biệt, trong đó có phi công, được giữ đặc quyền này.

Chất có cồn cũng vẫn được phát cho các binh sĩ trước các trận đánh, nhưng phần lớn các binh sĩ phải đợi tới những ngày lễ lớn mới được nhận 100 gram (vodka) của mình. Những binh sĩ dùng chất có cồn quá mức cho phép có thể đối mặt với hình phạt nghiêm trọng./.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại