Bài báo có tựa đề “Siêu chiến binh cho tương lai” được xuất bản trong ấn phẩm tháng hai của tạp chí Army Digest. Tác giả là thiếu tá Nikolai Poroskov, người đề cập trong bài viết cái gọi là “công nghệ metacontact”, có vẻ là một cụm từ mới cho thứ mà thế giới hay gọi là công nghệ ngoại cảm.
Bài báo của thiếu tá Poroskov nói thậm chí quân đội Nga đã học được công nghệ này từ những con cá heo, vốn là những nhà ngoại cảm bẩm sinh.
Theo bài báo, một người lính được huấn luyện kỹ thuật metacontact có thể “nhìn thấu” một tù binh bị bắt sống, rằng anh ta là loại người gì, điểm mạnh và điểm yếu của anh ta, liệu có thể thu phục anh ta làm việc cho mình hay không. Mức độ tin cậy của cuộc thẩm vấn có thể đạt gần như 100%.
Ở chiều ngược lại, nếu bị bắt, kỹ thuật metacontact giúp người lính chống lại các kỹ thuật thẩm vấn, giúp các lãnh đạo cấp cao hay lãnh đạo các tập đoàn hay ngân hàng lớn bảo vệ được bí mật nhà nước hoặc bí mật thương mại.
Ông Poroskov tuyên bố công nghệ ngoại cảm cũng có thể giúp binh lính Nga học giỏi ngoại ngữ và định vị bụi rậm, nhà kho, các kho vũ khí của địch quân. Nhưng kỹ thuật này theo vị đại tá, không chỉ dừng lại ở việc đọc suy nghĩ của người ta: công nghệ metacontact còn có thể được sử dụng như một loại vũ khí.
Ông Poroskov nói các nhà ngoại cảm quân đội Nga có thể đánh sập hệ thống máy tính, phá hỏng máy phát điện, nghe lén các cuộc đàm thoại, chèn sóng TV và radio (truyền hình cáp có thể là một vấn đề khác).
Binh sỹ Nga
Ngoài ra “siêu binh sỹ” còn có khả năng nhìn thấu mọi vật từ xa, giống như khả năng mà nhiều nhà ngoại cảm phương Tây từng truyền tụng” rằng có thể đọc một văn bản viết bằng tiếng nước ngoài để trong két an toàn đã khóa. Người ta còn sử dụng khả năng này để nhận diện những kẻ tình nghi khủng bố.
Tuy nhiên, các nhà khoa học Nga đã “không để yên” cho đại tá Poroskov. Chủ nhiệm ủy ban chiến tranh tâm lý thuộc đoàn chủ tịch Học viện Khoa học Nga Yevgeny Alexandrov, nói năng lực được cho là mang tính “ngoại cảm” của quân đội Nga chỉ là “bịa đặt”, giả khoa học. Ông Alexandrov nói với hãng tin RBC rằng “tất cản những việc như thế hoàn toàn vô lý.
“Không có cái gọi là “các hiện tượng thần kinh ngoài lĩnh vực tâm lý bình thường”, đó chỉ là truyện cổ tích.
Tất cả câu chuyện về việc truyền tải ý nghĩ ở một khoảng cách nào đó không có cơ sở khoa học, chưa có một sự vụ tương tự nào được ghi nhận trên thế giới, đơn giản là điều đó không thể thực hiện được. Việc này nếu có chỉ là cách để nặn bóp thêm ngân sách cho quân đội”, ông Alexandrov nói.
Trong thời Chiến tranh lạnh, đã có những câu chuyện nói rằng Liên Xô đã đổ tiền đầu tư nghiên cứu các kỹ thuật ngoại cảm để làm phương tiện do thám hay chiến đấu, nhưng không có bằng chứng nào tồn tại cho đến ngày nay chứng tỏ các nghiên cứu đó thực sự đã mang lại điều gì hữu ích.
Tuy nhiên, ngay cả Mỹ, khi phong thanh nghe về các chương trình nói trên của Liên Xô, cũng lao vào nghiên cứu, và cuối cùng các nghiên cứu đó cũng chẳng đi đến đâu.