Người đứng đầu Ủy ban Hiến pháp của Hội đồng Liên bang Nga Andrei Klishas tuyên bố, lệnh này không có cơ sở pháp lý. Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban quốc tế của Hội đồng Liên bang Vladimir Dzhabarov cho rằng, ICC đã kích động tình hình trên thế giới bằng những hành động khiêu khích phi pháp của mình.
(Đại sứ Nga phát biểu tại Đại hội đồng LHQ. Ảnh minh họa: AP)
Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin tuyên bố, Moscow coi “bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào Tổng thống Nga” là hành vi “xâm lược” nước này.
Đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya tuyên bố, quyết định của ICC bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin và thanh tra trẻ em Maria Lvova-Belova là thái quá và bất hợp pháp.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev bình luận rằng, “Tòa án Hình sự quốc tế đã ban hành lệnh bắt giữ ông Putin. Không cần phải giải thích nơi để sử dụng giấy này".
Điện Kremlin và Bộ Ngoại giao Nga cũng lên tiếng phản đối trát của tòa ICC.
Trong phản ứng liên quan, phát ngôn viên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Polina Kubiak cho biết, Chủ tịch của Đại hội đồng LHQ Csaba Koroshi - đại diện cho tất cả các nước thành viên trong Đại hội đồng, sẵn sàng gặp Tổng thống Nga Putin, nếu ông ấy muốn. "Nga là thành viên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc - điều này không thay đổi và sẽ không thay đổi, trừ khi Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng có hình thức khác".
ICC không phải là cơ quan của Liên Hợp Quốc, tài liệu thành lập nó là Quy chế Rome năm 1998. Nga đã ký văn bản vào năm 2000. Đạo luật có hiệu lực từ năm 2003. Tuy nhiên, vào năm 2016, Moscow đã từ chối trở thành một bên của thỏa thuận. Ukraine cũng đã ký Quy chế Rome nhưng chưa phê chuẩn./.