Vào thứ Năm vừa qua, giám đốc công nghệ của Mỹ, ông Michael Kratsios đã lên tiếng chỉ trích các quốc gia "mở rộng vòng tay" với các công nghệ mạng 5G và trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc.
Ông nêu đích danh tên của Huawei, khi cho biết công ty Trung Quốc này không đáng tin bởi vì các điều luật trong nước buộc họ phải hợp tác với các cơ quan tình báo của Trung Quốc.
Nói chuyện tại Hội nghị công nghệ ở Lisbon, ông Kraisios nói châu Âu phải "sát cánh" với nước Mỹ, và khuyến cáo các quốc gia châu Âu không sử dụng sản phẩm của họ.
"Chúng ta có thể không cùng nhìn về một hướng trên mọi khía cạnh về chính sách công nghệ, nhưng tất cả chúng ta đều đồng ý về những nguyên tắc quan trọng nhất." Ông Kratsios, người giúp hình thành các chính sách của nước Mỹ về công nghệ và dữ liệu cho biết.
Dường như vẫn chưa có quốc gia châu Âu nào tỏ ra bị cản trở bởi những lo ngại của nước Mỹ: trong số 65 thỏa thuận thương mại Huawei đã ký kết, có đến một nửa là các khách hàng châu Âu nhằm xây dựng các mạng 5G.
Trong một báo cáo gần đây về mối nguy do các cuộc tấn công ngày càng gia tăng, các nhà lập pháp châu Âu đã tránh né việc nêu tên một cách dứt khoát rằng Trung Quốc và Huawei như các rủi ro bảo mật.
Trước đó Kratsios đã gặp giám đốc chống độc quyền của châu Âu, bà Margrethe Vestager để thảo luận về "những vấn đề kỹ thuật số". Trong buổi nói chuyện của mình, Kratsios đã lặp lại các cáo buộc từng được tờ Le Monde đăng tải vào năm ngoái khi cho rằng dữ liệu từ trụ sở của Liên Minh châu Phi tại Addis Ababa đã bị chuyển giao về Trung Quốc trong suốt 5 năm vì sử dụng thiết bị IT của Huawei.
Huawei đã phản bác lời bình luận của ông Kratsios khi cho rằng chúng "đạo đức giả và rõ ràng sai trái", cũng như tuyên bố rằng họ không hề tiếp cận đến dữ liệu của Liên Minh châu Phi.
Trước đó Liên Minh châu Phi cũng bác bỏ các tuyên bố rằng Huawei có liên quan đến bất kỳ vụ rò rỉ an ninh mạng nào.
Tham khảo SCMP