Tại Thiểm Tây (Trung Quốc) phát hiện mỏ than lớn với diện tích khoảng 138,3724km2, quy mô khai thác khoảng 18 triệu tấn/năm. Đây được xem là mỏ than có quy mô lớn hàng đầu tại Trung Quốc. Mỏ kho báu này được gọi là mỏ than Hongliulin.
Theo Sở Sinh thái và Môi trường tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc), mỏ than này chứa một số quặng có hiện tượng oxi hóa vật chất trong than và tạo ra màu lấp lánh, khi được đào lên, không khí sẽ oxi hóa hết vật chất gây lấp lánh.
Vì mỏ than Hongliulin có trữ lượng lớn và Trung Quốc đã thúc đẩy khai thác mỏ thông minh nên các kỹ sư Trung Quốc đã phát minh ra cỗ máy công nghệ để khai thác khoáng sản than. Cụ thể, một cỗ máy cơ khí gồm hai chiếc đĩa lớn được trang bị hàng tá răng kim loại bắt đầu quay trên một bức tường than rắn chắc, bụi và những khối than đen bóng tung ra.
Công nghệ này đã giúp giảm số lượng công nhân dưới lòng đất và thuận lợi khai thác bề mặt than tới độ dài kỷ lục 450m. Mỗi ngày, các đĩa quay này khai thác khoảng 35.000 tấn than, đây là một con số khổng lồ.
Bên cạnh đó, dưới mặt đất là một mê cung các đường hầm nơi các công nhân đi vào bằng xe van và xe tải, di chuyển hàng km trên đường dốc thoải. Khoảng hai đến ba mét dọc theo mặt than là các camera mạch kín được kết nối với các trạm cơ sở 5G, công nghệ này giúp các mỏ để tự động hóa hệ thống.
Tại mỏ than Hongliulin, hơn 2.700 thiết bị khai thác dưới lòng đất được kết nối với mạng để truyền ảnh, video và dữ liệu vận hành lên mặt đất. Thợ mỏ thực hiện các cuộc gọi video với người quản lý, thậm chí có thể lướt mạng xã hội trong thời gian nghỉ ngơi. Theo đó, con người không cần phải giám sát các trạm biến áp điện hay máy bơm nước khổng lồ, nhường công việc đó cho các cảm biến và robot tuần tra.
Cùng với đó, các kỹ sư đã nghiên cứu công nghệ điều khiển toàn diện các trụ than hẹp và đá bao quanh đường ở bề mặt làm việc có chiều cao khai thác lớn tại mỏ Hongliulin. Theo đó, mỏ than đã cải thiện độ ổn định của đá xung quanh cột than hẹp 8,5m. Nhờ đó, việc khai thác trơn tru mặt làm việc của cột than cao và hẹp đã làm tăng lợi ích, giảm chi phí khi khai thác than.
Theo Xu Jun, Giám đốc công nghệ bộ phận cung cấp hệ thống kết nối với các trạm cơ sở 5G của mỏ than Hongliulin, cho biết "các nhà khai thác mỏ đã tìm cách cải thiện hiệu quả và các cơ quan quản lý cũng đang thúc đẩy tăng cường an toàn và số hóa".
"Tự động hóa có thể tiết kiệm chi phí lao động, đặc biệt quan trọng với lực lượng lao động già đi của ngành khai thác và ít tai nạn hơn sẽ giảm thời gian ngừng hoạt động, nâng cao sản lượng. Hiện nay, Trung Quốc coi ngành khai thác mỏ là một việc đơn giản. Thậm chí, ngành khai thác khoáng sản đã bị công nghệ các nước trên thế giới phớt lờ quá lâu", Xu Jun cho biết thêm.
Tính đến nay, mỏ Hongliulin được đầu tư khoảng 200 triệu NDT (khoảng 27,56 tỷ USD) để lắp đặt hệ thống khai thác thông minh. Cơ quan Năng lượng Quốc gia (Trung Quốc) cho biết, hơn 1.000 mỏ than Trung Quốc với tổng công suất sản xuất 620 triệu tấn mỗi năm hiện đang sử dụng công nghệ thông minh.
Hơn nữa, chương trình thí điểm với 71 mỏ vào năm 2020, Trung Quốc hiện có khoảng 570 "mỏ thông minh" sử dụng công nghệ để tối ưu hóa sản lượng khoảng 1,9 tỷ tấn hàng năm, chiếm khoảng 42% tổng sản lượng của quốc gia, theo China Coal News.