Quái vật cổ đại biến dị xuất hiện tại Mông Cổ

Nguyên Anh (Nguồn Live Science) |

Con khủng long cổ đại chỉ có 2 ngón tay và chiếc mỏ vẹt khiến các nhà sinh vật học ngỡ ngàng.

Hóa thạch của một loài khủng long với ngoại hình kỳ quái vừa được khai quật ở Mông Cổ. Tất cả mọi người chứng kiến đều ngã ngửa, giật mình thảng thốt.

Quái vật cổ đại biến dị xuất hiện tại Mông Cổ - Ảnh 1.

Hóa thạch của loài khủng long lạ khiến các nhà khoa học phấn khích.

Qua xác định, được biết con khủng long này là một loài ăn tạp mới có tên là Oksoko avarsan sống trong sa mạc Gobi. Khi được tìm thấy 4 con Oksoko avarsan ở độ tuổi "vị thanh niên" này dường như đang nằm yên nghỉ cùng nhau.

Quái vật cổ đại biến dị xuất hiện tại Mông Cổ - Ảnh 2.

Hình ảnh phục dựng về loài khủng long Osoko avarsan.

Osoko avarsan sống cách đây khoảng 68 triệu năm, có thể phát triển đến chiều dài 2m. Chúng sở hữu chiếc mỏ lớn, không có răng giống như loài vẹt ngày nay. Một điểm đặt biệt nữa là O. avarsan chỉ có 2 ngón số trên mỗi cẳng tay - ít hơn so với các họ hàng gần của nó.

Nhóm nghiên cứu cho biết các hóa thạch được bảo quản tốt cung cấp bằng chứng đầu tiên về việc một thành viên của trong oviraptor - một chi khủng long 3 ngón có thể đã tiến hóa, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống.

Nhà cổ sinh vật học Gregory Funston thuộc đại học Edinburgh cho biết: "Osoko avarsan rất thú vị vì các bộ xương rất hoàn chỉnh. Cách chúng được bảo tồn khi nghỉ ngơi cùng nhau cho thấy những con non đi theo nhóm".

Trong nghiên cứu, Funston và các công sự đào sâu tìm hiểu và quá trình giảm kích thước và cuối cùng là mất đi ngón tay thứ 3 của loài Oviraptor trong lịch sử tiến hóa để trở thành Oksoko avarsan.

Oviraptor là chi khủng long theropoda ăn thịt, cỡ nhỏ, có lông vũ sống ở Mông Cổ vào cuối kỷ Creta cách đây 75 triệu năm.

Quái vật cổ đại biến dị xuất hiện tại Mông Cổ - Ảnh 3.

Loài khủng long 3 ngón tay Oviraptor.

Những hóa thạch của Oviraptor lần đầu được phát hiện bởi nhà thám hiểm nổi tiếng Roy Chapman Andrews, hóa thạch này đã được ghi nhận lại hình ảnh Oviraptor giữ chặt một quả trứng của loài khủng long sừng Protoceratops nên chúng còn được gọi dưới cái tên "Kẻ trộm trứng khủng long".

Oviraptor trái ngược với cái tên đầy tội lỗi, Oviraptor là một loài khủng long biết chăm sóc cho gia đình, chúng ấp trứng bằng nhiệt độ cơ thể cho tới khi nở thành con non và nuôi chúng từ vài tuần tới vài tháng.

Giống như những loài chim hiện đại, con Oviraptor đực thường nhận được sự chăm nom của khủng long bố, mẹ nhiều hơn so với con cái.

Oviraptor còn được biết đến như loài động vật ăn thịt, sống ở vùng Trung Á, vào khoảng cuối của kỷ Phấn Trắng (khoảng 75 triệu năm TCN).

Quái vật cổ đại biến dị xuất hiện tại Mông Cổ - Ảnh 5.

Velociraptor.

Oviraptor có một người anh em nổi tiếng đó là Velociraptor, một loài khủng long ăn thịt, kích thước lớn hơn Oviraptor, chi sau khỏe, to và có móng vuốt lớn. Với kích thước khoảng 2,4 mét và nặng 33,75 kg, Oviraptor chỉ là anh bạn nhỏ bé khi đứng bên cạnh Velociraptor.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại