Quái ngư xuất hiện ở hồ nhân tạo: Miệng dài răng sắc, trứng và gan rất độc, cá Piranha còn phải sợ

Nguyệt Phạm |

Loài quái ngư khổng lồ được tìm thấy tại một hồ nhân tạo đã gây xôn xao dư luận.

Nội dung chính

  • Quái ngư xuất hiện trong hồ nước của khu dân cư
  • Loài cá ngoại lai khiến nhiều quốc gia đưa ra khuyến cáo

Vào ngày 19 tháng 10, người dân trong khu dân cư ở Đông Quan (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) xôn xao bởi sự xuất hiện của ba quái ngư trong hồ nhân tạo của nơi này.

Quái ngư xuất hiện bất ngờ

Theo nội dung đoạn video được chia sẻ trên Weibo, trong hồ nhân tạo của khu dân cư có nhiều loại cá nước ngọt, đặc biệt là cá chép Koi rất đẹp mắt. Hàng ngày, nhiều người thường đến cho cá ăn, chúng sẽ tập trung lại để đớp mồi. Tuy nhiên, trong một vài ngày đầu tháng 10, một số cư dân nhận thấy số lượng cá Koi đến ăn ngày càng ít đi, từ một đàn lớn giảm xuống chỉ còn vài con, thậm chí có lúc không còn thấy bóng dáng con cá nào.

Sau đó, có người cho biết họ nhìn thấy con vật tựa như cá sấu ở trong hồ. Lo ngại sự xuất hiện của cá sấu trong hồ nhân tạo, cư dân của khu đã lập thành một đội và tiến hành rà soát toàn bộ hồ.

Quái ngư xuất hiện ở hồ nhân tạo: Miệng dài răng sắc, trứng và gan rất độc, cá Piranha còn phải sợ- Ảnh 1.

Hình ảnh của một trong 3 quái ngư xuất hiện trong hồ nhân tạo ở khu dân cư tại Đông Quan, Trung Quốc. (Ảnh: Sohu)

Kết quả của cuộc rà soát chính là họ đã bắt được tới 3 con quái ngư khổng lồ nặng hơn 100kg, dài hơn 1 mét. Chúng sở hữu chiếc miệng dài, hàm răng sắc nhọn và thân hình mập mạp, béo tròn.

Sau khi các chuyên gia được cử đến, họ đã xác nhận chúng là cá sấu hỏa tiễn – một loài cá được mệnh danh là "sát thủ dưới nước". tồn tại lâu đời hơn cả cá sấu

Cá sấu hỏa tiễn là gì?

Cá sấu hỏa tiễn là loài cá nước ngọt có tên khoa học là Lepisosteus osseus, thuộc nhóm Lepidosteiformes, được biết đến là loài ăn thịt phổ biến ở Bắc Mỹ. Cá sấu hỏa tiễn có nhiều tên gọi khác nhau như cá Phúc lộc thọ, cá mỏ vịt, cá sấu mõm dài, cá nhái đốm...

Cái tên cá sấu hỏa tiễn bắt nguồn từ hình dáng của nó, với mõm ngắn và hai hàm răng sắc nhọn giống như cá sấu. Tuy nhiên, loài cá này không phải là sinh vật bản địa của Trung Quốc mà đến từ Bắc Mỹ.

Quái ngư xuất hiện ở hồ nhân tạo: Miệng dài răng sắc, trứng và gan rất độc, cá Piranha còn phải sợ- Ảnh 2.

Cái tên cá sấu hỏa tiễn bắt nguồn từ hình dáng của nó, với mõm ngắn và hai hàm răng sắc nhọn giống như cá sấu. (Ảnh: Sohu)

Cá sấu hỏa tiễn sống trong sông và hồ ở nửa phía đông Hoa Kỳ, kéo dài về phía bắc đến miền nam Quebec và Ontario tại Ngũ Đại Hồ và sông Ottawa, cũng như về phía nam đến miền bắc Mexico. Số lượng lớn nhất của chúng tập trung ở Deep South của Mỹ, bao gồm Texas và Alabama (hệ thống sông Cahaba), cùng các khu vực dọc theo sông Mississippi. Chúng ưa sống trong nước cạn ấm và có thảm thực vật dày đặc.

Cá sấu hỏa tiễn có khả năng thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau và độ mặn đa dạng, từ nước ngọt trong hồ đến đầm lầy, vùng nước mặn nhẹ như cửa sông và vịnh. Do đó, việc nuôi cá sấu hỏa tiễn trở nên thuận lợi và có thể thực hiện ở hầu hết các nơi. Cá sấu hỏa tiễn nếu sống trong điều kiện tốt và được chăm sóc kỹ lưỡng có thể sống đến khoảng 10 năm.

Loài cá này thuộc ngành động vật có dây sống, lớp cá vây tia, bộ cá láng, và họ mõm dài. Trọng lượng trung bình của chúng khoảng 5-7 kg và có kích thước thường gặp từ 112 đến 150 cm.

Con cá sấu hỏa tiễn giữ kỷ lục thế giới với trọng lượng 50,31 kg được bắt tại sông Trinity, Texas năm 1954. Theo FishBase, kích thước lớn nhất của loài này có thể đạt tới 2 mét (6,6 feet). Tuổi thọ của chúng nằm trong khoảng trung bình từ 17 đến 20 năm.

Quái ngư xuất hiện ở hồ nhân tạo: Miệng dài răng sắc, trứng và gan rất độc, cá Piranha còn phải sợ- Ảnh 3.

Cá sấu hỏa tiễn nếu sống trong điều kiện tốt và được chăm sóc kỹ lưỡng có thể sống đến khoảng 10 năm. (Ảnh: Sohu)

Cá sấu hỏa tiễn thực hiện quá trình sinh sản bằng cách đẻ trứng, thời gian sinh sản chính của chúng diễn ra vào mùa xuân hàng năm. Mỗi lần đẻ, chúng có thể sản xuất một số lượng trứng rất lớn, lên đến khoảng 150.000 trứng có màu đỏ tươi.

Loài cá này có hình dáng giống ngư lôi, sở hữu màu sắc nâu hoặc màu ô liu và phần bụng màu xám, cùng với những đốm đen trải rộng trên thân, vây và đầu. Chúng có một chiếc mõm dài và hẹp với nhiều răng to. Cơ thể chúng dài và hình trụ, phủ đầy vảy hình kim cương và có một đường kẻ đen chạy dọc theo cơ thể.

Đây là một trong những loài cá cổ xưa nhất còn tồn tại, với lịch sử hơn 100 triệu năm theo ghi chép khoa học. Cá sấu hỏa tiễn là loài cá cổ đại, còn được mệnh danh là cá hóa thạch sống hoặc cá nguyên thủy do chúng bảo tồn những đặc điểm cơ thể từ tổ tiên xa xưa. Một ví dụ điển hình là cấu trúc van xoắn tại ruột, đặc điểm này phổ biến ở cá mập, giúp cá có khả năng hô hấp dưới nước và trên cạn.

Quái ngư xuất hiện ở hồ nhân tạo: Miệng dài răng sắc, trứng và gan rất độc, cá Piranha còn phải sợ- Ảnh 4.

Cá sấu hỏa tiễn có một chiếc mõm dài và hẹp với nhiều răng to. (Ảnh: Sohu)

Sở dĩ chúng có thể tồn tại trong thời gian lâu như vậy là nhờ cấu trúc cơ thể đặc biệt.

Dao thông thường không thể cắt được vảy của nó, thậm chí phải dùng búa mới có thể xuyên qua lớp vảy cứng như thép đó. Điều này cho thấy vảy của cá sấu hỏa tiễn vô cùng cứng, gọi là "áo giáp" cũng không ngoa.

Thịt của loài cá này có thể ăn và thơm ngon nhưng gan và trứng của cá sấu hỏa tiễn chứa độc tố mạnh. Nếu ăn phải không gây ngất hay ngưng thở tức thì nhưng có thể gây ra các triệu chứng như nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, dẫn đến mất nước, kiệt sức, suy thận và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Theo các bác sĩ, cần loại bỏ hoàn toàn gan và trứng, đồng thời làm sạch ổ bụng cá trước khi nấu.

"Áo giáp" bảo vệ cùng với trứng cá chứa chất độc đã giúp cá sấu hỏa tiễn tồn tại qua hàng triệu năm lịch sử.

Tại sao loài cá này được gọi là "sát thủ nước ngọt"?

Lớp vảy cứng như "áo giáp" cung cấp cho cá sấu hỏa tiễn khả năng phòng thủ tuyệt vời, nhưng điều đó không có nghĩa là khả năng tấn công của nó bị suy yếu. Cá sấu hỏa tiễn là loài cá có sức khỏe tốt, sức sống bền bỉ và ăn uống không kén chọn. Chúng có khả năng gây hại cho môi trường tự nhiên bằng cách tiêu diệt các loài cá nhỏ và sinh vật khác.

Cá sấu hỏa tiễn thường sống cô lập, ưa chuộng sự yên tĩnh và thường không hoạt bát, tuy nhiên khi đói chúng lại rất hung hãn. Chúng di chuyển chậm chạp và săn mồi bằng cách rình rập mục tiêu, dù không chuộng việc săn mồi một cách máu lạnh.

Quái ngư xuất hiện ở hồ nhân tạo: Miệng dài răng sắc, trứng và gan rất độc, cá Piranha còn phải sợ- Ảnh 5.

Loài cá này săn mồi rất hiệu quả nhờ vào mõm dài của chúng. (Ảnh: Sohu_

Loài cá này săn mồi rất hiệu quả nhờ vào mõm dài của chúng, trang bị hàm răng sắc nhọn. Cấu trúc răng kép cùng với hàm trên sắc bén hơn giúp chúng cắn con mồi một cách dễ dàng.

Một con cá sấu hỏa tiễn trưởng thành có thể phá hủy toàn bộ hệ sinh thái của một cái hồ. Đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi các nhà khoa học coi cá sấu hỏa tiễn là một loài xâm lấn. Ngay cả ở quê hương Bắc Mỹ, cá sấu hỏa tiễn cũng là loài đứng đầu chuỗi thức ăn. Thậm chí, loài cá hổ piranha hung dữ cũng chỉ là con mồi của nó.

Với những đặc điểm trên, các nhà chức trách Trung Quốc đã đưa cá sấu hỏa tiễn vào danh sách là một trong 10 sinh vật xâm lấn chính đe dọa hệ sinh thái của nước này.

Trên các diễn đàn về cá, các chuyên gia đã nhận định rằng cá sấu hỏa tiễn là loài vật dưới nước có tính nguy hiểm, tuy nhiên, lại không có bằng chứng hay tài liệu nào ghi nhận về việc chúng tấn công con người một cách trực tiếp.

Cá sấu hỏa tiễn xuất hiện trong hồ nhân tạo bằng cách nào?

Loài quái ngư này hung dữ như vậy tại sao lại xuất hiện trong hồ nhân tạo ở Đông Quan?

Nguyên nhân chính là do một số người nuôi cá cảnh hoặc những người phóng sinh thiếu hiểu biết.

Cá sấu hỏa tiễn có vẻ ngoài khá độc đáo nên loài cá này đã du nhập Trung Quốc để phục vụ những người chơi cá cảnh. Tại Việt Nam, việc mua bán cá sấu hỏa tiễn chưa được cơ quan chức trách xem là hợp lệ.

Quái ngư xuất hiện ở hồ nhân tạo: Miệng dài răng sắc, trứng và gan rất độc, cá Piranha còn phải sợ- Ảnh 6.

Nhiều nước trên thế giới khuyến cáo người dân không được phóng sinh hay thả cá sấu hỏa tiễn ra môi trường ao hồ hay sông ngòi. (Ảnh: Sohu)

Sau một thời gian nuôi, những người chủ nhận ra loài cá này ăn quá nhiều, không đủ khả năng nuôi dưỡng nên đã thả vào hồ nhân tạo trong khu dân cư. Ngoài ra, nhiều người thường phóng sinh cho rằng đó là việc làm này tốt cho bản thân và môi trường. Họ không tìm hiểu kỹ về loại cá nào phù hợp, ví dụ như phóng sinh cá dọn bể, dẫn đến sự sinh sôi nảy nở không kiểm soát của loài cá này. Hành động tưởng chừng như vô hại, nhưng việc thả các loài cá ngoại lai tiềm ẩn nguy cơ xâm lấn, đe dọa môi trường và làm ảnh hưởng đa dạng sinh học của các loài bản địa.

Cá sấu hỏa tiễn đã được biết đến là loài có khả năng gây hại ở nhiều nước, bao gồm cả Việt Nam. Ở nước ta, đến cuối năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quy định về việc cá nhân hay tổ chức nào lưu giữ hoặc nuôi trồng các loài ngoại lai nguy hiểm sẽ bị xử phạt hành chính từ 40 đến 100 triệu đồng.

Hiện nay, Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới khuyến cáo người dân không được phóng sinh hay thả cá sấu hỏa tiễn ra môi trường ao hồ hay sông ngòi. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, khi nhận thấy sự xuất hiện của chúng trong môi trường tự nhiên, cần phải thông báo ngay lập tức cho các cơ quan có thẩm quyền để họ có thể áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp.

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại