Có thể chúng ta không biết rằng quả sung là một trong những loại trái cây lâu đời nhất được con người sử dụng. Chúng thuộc họ Mulberry hoặc Moraceae. Tên khoa học là Ficus carica. Sung có thể phát triển ngay cả trong đất ít màu mỡ.
Quả sung được người Assyria sử dụng làm chất tạo ngọt vào năm 3000 trước Công nguyên và được biết đến là cây đầu tiên được con người trồng.
Aristotle đã mô tả việc trồng sung ở Hy Lạp trong các tác phẩm của mình. Quả sung cũng là một nguồn thực phẩm phổ biến cho người La Mã.
Những thông tin này đã cho thấy quả sung đã được con người sử dụng rất lâu với nhiều giá trị dinh dưỡng được tôn vinh.
Trên thế giới có rất nhiều loại sung khác nhau, mỗi loại có một hương vị và độ ngọt đặc trưng. Sung Black Mission có màu đen tím bên ngoài, bên trong màu hồng, chúng vô cùng ngọt và còn có mật chảy ra.
Loại này có thể sử dụng như một loại trái cây tráng miệng hoặc làm mứt. Sung Kadotas có màu xanh bên ngoài, màu tím bên trong, chúng ít ngọt và phù hợp với việc ăn sống hoặc muối chua. Loại này là phổ biến ở Việt Nam hơn cả. Ngoài ra còn có các loại sung khác như giống Calimyrna, Adriatic, sung Thổ Nhĩ Kỳ…
Giá trị dinh dưỡng của chúng như thế nào?
Quả sung rất giàu chất xơ và nhiều khoáng chất thiết yếu như magiê, mangan, canxi, đồng, kali, vitamin K và B6. Đặc biệt sung rất giàu chất chống oxy hóa và quả sung khô có giá trị dinh dưỡng cao hơn quả sung tươi. Trong y học cổ truyền người ta cũng sử dụng sung sấy khô hoặc nghiền nhuyễn để trị bệnh.
Quả sung có lợi ích sức khỏe gì?
1. Tăng cường sức khỏe tiêu hóa
Quả sung giàu chất xơ, giúp hỗ trợ nhu động ruột khỏe mạnh, làm giảm táo bón và cũng điều trị tiêu chảy, làm dịu toàn bộ hệ thống tiêu hóa.
2. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Triglyceride là các hạt chất béo trong máu là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tim. Quả sung làm giảm mức chất béo trung tính trong máu của bạn và vì vậy góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch.
Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong quả sung cũng có khả năng loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Chúng cũng chứa phenol, axit béo omega-3 và omega-6 làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
3. Hạ cholesterol
Quả sung có chứa pectin, một chất xơ hòa tan có khả năng làm giảm mức cholesterol dư thừa trong hệ thống tiêu hóa và mang chúng đến ruột để loại đào thải.
Do trong thành phần của quả sung giàu vitamin B6, béo omega-3 và omega-6, phytosterol nên chúng có khả năng sản xuất serotonin làm giảm cholesterol và giảm quá rình tổng hợp cholesterol tự nhiên trong cơ thể.
4. Chữa thiếu máu
Quả sung khô có chứa sắt, là thành phần chính của hemoglobin. Ăn quả sung khô có thể cải thiện nồng độ hemoglobin trong máu.
Trẻ em đang giai đoạn phát triển mạnh, thanh thiếu niên, phụ nữ hành kinh và man thai nên theo dõi mức độ sắt để tránh các biến chứng. Ngoài ra, nếu bạn từng trải qua phẫu thuật nên thêm quả sung vào chế độ ăn để tăng mức độ sắt trong cơ thể.
5. Ngăn ngừa ung thư vú
Người ta đã nghiên cứu ra rằng những phụ nữ ăn nhiều chất xơ ở tuổi vị thành niên và tuổi trưởng thành có ít nguy cơ rơi vào tình trạng ung thư vú. Quả sung chứa một hàm lượng chất xơ rất dồi dào. Chiết xuất từ quả sung khô được biết là có chứa các yếu tố giúp ngăn ngừa ung thư vú sau mãn kinh.
6. Tăng cường xương
Quả sung chứa canxi, kali và magiê, tất cả đều hỗ trợ sức khỏe cho xương. Chúng có khả năng cải thiện mật độ xương và giảm sự phân hủy xương khi bạn bắt đầu già đi.
Kali có trong quả sung còn giúp chống lại sự mất canxi trong nước tiểu do chế độ ăn nhiều muối.
7. Ngăn ngừa tăng huyết áp
Khi bạn tiêu thụ ít kali và nhiều natri hơn, nó sẽ làm mất cân bằng natri-kali trong cơ thể, mở đường cho bệnh tăng huyết áp. Quả sung giúp khôi phục sự cân bằng này vì chúng rất giàu kali.
8. Tăng khả năng tình dục
Quả sung được coi là một loại quả bổ sung cho khả năng tình dục tuyệt vời. Canxi, sắt, kali, kẽm và magiê là những khoáng chất cần thiết để sản xuất hormone giới tính androgen và estrogen.
Quả sung giúp điều hòa các rối loạn chức năng tình dục khác nhau như vô sinh, rối loạn cương dương và đói tình dục.
Tuy không có nhiều bằng chứng khoa học nhưng trong một số nền văn hóa, quả sung được coi là biểu tượng của khả năng sinh sản.
9. Điều trị hen suyễn
Một phương pháp hiệu quả để đối phó với bệnh hen phế quản là dùng hỗn hợp hạt cây cỏ ba lá, mật ong và quả sung.
Quả sung giữ ẩm màng nhầy và dẫn lưu đờm, do đó làm giảm các triệu chứng hen suyễn. Chúng cũng chứa các hợp chất phytochemical chống lại các gốc tự do, điều này gây ra hen suyễn.
10. Giảm đau họng
Quả sung giàu chất nhầy giúp chữa lành và bảo vệ chống lại đau họng. Một ít nước ép sung có thể làm dịu cổ họng, giảm viêm thanh quản.
Ngoài ra, dùng quả sung là cũng một phương pháp tự nhiên để điều trị viêm amidan. Chúng giúp giảm sưng và kích ứng gây ra do tình trạng này.
Theo stylecraze