QLED 2018 – TV “miễn nhiễm” với hiện tượng lưu ảnh

Vũ Vũ |

TV cao cấp của Samsung với công nghệ chấm lượng tử không gặp hiện tượng bóng mờ, lưu hình như một số sản phẩm khác, đem đến hình ảnh rực rỡ, trung thực cùng âm thanh sống động.

Một trong những thách thức với các nhà sản xuất TV là làm thế nào để tạo ra thiết bị có chất lượng hiển thị đẹp nhưng phải bền bỉ và sử dụng được lâu dài. Bởi vậy, "dòng chảy" công nghệ TV liên tục phát triển, từ loại màn hình CRT với thiết kế dày cộp, chuyển sang TV Plasma mỏng hơn, hình ảnh đẹp nhưng tốn điện.

Sau này, LCD LED lên ngôi nhờ tạo ra những chiếc TV siêu mỏng, thiết kiệm điện nhưng khả năng trình diễn ảnh vẫn cần được cải thiện. Đến nay, thị trường chuyển dịch sang OLED và QLED, trong đó hai công nghệ này lại có những đặc điểm riêng.

Nói về Plasma, tiền thân của OLED, công nghệ này được đánh giá cao về chất lượng hình ảnh, song một trong những điểm yếu khiến nó bị thị trường "đào thải" là dễ gặp hiện tượng lưu ảnh (burn-in). Vấn đề đó kéo sang cả thế hệ TV OLED ra đời sau này, trở thành một trong những mối lo của người dùng khi chọn mua TV.

Vậy burn-in là gì, nó ảnh hưởng thế nào đến trải nghiệm người dùng và ngày nay có công nghệ màn hình nào không bị burn-in mà lại cho ra hình ảnh xuất sắc?

Burn-in là gì, nó có tác động ra sao?

Burn-in được hiểu là hiện tượng lưu ảnh trên màn hình, các hình ảnh hiển thị trong một thời gian lâu sẽ để lại các vệt mờ mờ gây khó chịu cho người xem. 

Chẳng hạn bạn vừa xem một trận bóng đá kéo dài 90 phút, trong đó góc trên màn hình hiển thị cờ và tỉ số giữa hai đội. Khi kết thúc chương trình, bạn chuyển sang xem phim nhưng hình ảnh về tỉ số vẫn bị "dính" lại tại đó, không quá rõ nét nhưng vẫn nhìn thấy mờ mờ.

QLED 2018 – TV “miễn nhiễm” với hiện tượng lưu ảnh - Ảnh 1.

Hiện tượng burn-in xảy ra khi xem hình ảnh tĩnh trong thời gian dài, đặt biệt dễ gặp với hình ảnh có độ sáng cao. Việc ảnh bị lưu trên màn hình có thể kéo dài trong 15-20 phút, song cũng có trường hợp ảnh bị "dính" lại vĩnh viễn mà không có cách nào khắc phục (cháy hình).

đáng nói là ngoài Plasma trước đây, trang công nghệ Cnet nói rằng tất cả các màn hình OLED đều có thể bị burn-in vì nó là công nghệ diode phát quang hữu cơ. Khi các điểm ảnh trên tấm nền OLED hiển thị một màu cố định trong thời gian dài, nó làm "tổn thương" điểm ảnh đó, dẫn đến để lại bóng mờ trên màn hình.

Sự khó chịu mà burn-in để lại trên màn hình của người dùng là điều không phải bàn cãi. Song bạn sẽ hỏi có bao giờ mình xem TV mà để một hình cố định mãi đâu? Thực tế, burn-in có thể xảy ra với bất cứ khách hàng dùng màn hình OLED nào bởi về tổng quan thì bạn xem cảnh chuyển động nhưng có những phần "treo" cố định suốt từ đầu đến cuối chương trình.

Một ví dụ đơn giản nhất là logo của đài truyền hình, chẳng hạn VTV1, VTV2, VTC, HTV… sẽ được hiển thị 100% trong suốt quá trình bạn xem. Rất có thể sau khi thưởng thức hết bộ phim dài 120 phút thì TV đã bị lưu lại logo này. Tương tự với việc chơi game, lướt web, xem các chương trình giải trí khác trên TV.

Khắc phục burn-in ra sao?

Về cơ bản, hiện tượng màn hình burn-in không nằm trong bảo hành của nhà sản xuất. "Nói chung, không có bảo hành cho việc ảnh bị lưu trên các mẫu TV", đại diện LG trả lời Cnet.

Tương tự, Sony cho biết "Bảo hành của chúng tôi bao gồm các khiếm khuyết về sản phẩm và quá trình sản xuất. Việc burn-in không được đề cập đến do nó xuất phát từ quá trình sử dụng của người dùng và không phải lỗi sản phẩm".

Có thể nói dưới góc nhìn của nhà sản xuất thì burn-in là một "đặc tính" của sản phẩm và nếu nó xuất hiện thì đó là vấn đề do người dùng. 

Vì thế khách hàng nên tự bảo vệ TV của mình, bằng cách không mở các hình ảnh tĩnh trong thời gian dài, không đặt độ sáng TV cao và có lẽ bạn nên chuyển kênh truyền hình hay ngừng chơi game sau một vài giờ sử dụng.

Chỉ có điều đó mới ngăn chặn việc một hình ảnh xuất hiện quá lâu trên màn hình, từ đó tránh được burn-in với những chiếc OLED TV.

Dĩ nhiên cách trên là cách cực đoan bởi bạn sẽ chẳng thế nhớ ra rằng mình đã xem bộ phim được hơn 1 giờ rồi và đã đến lúc cần chuyển sang kênh khác? Bạn cũng không thể vì để tránh burn-in mà bắt người thân của mình tắt TV hoặc đổi chương trình khi người ta đang xem dở trận bóng đá.

Thay vào đó, bạn có lựa chọn tốt hơn ngay từ ban đầu và quảng gánh lo ấy đi, đó là chọn mua một chiếc TV không bị burn-in. Vậy TV nào không bị burn-in nhưng lại cho hình ảnh chất lượng xuất sắc?

QLED 2018 – TV "miễn nhiễm" với burn-in

Như đã đề cập ở trên, nhánh phát triển khác của các nhà sản xuất trong việc phát triển công nghệ màn hình đó là QLED. 

Thế hệ TV này loại bỏ hoàn toàn hiện tượng burn-in của OLED mà lại đem đến chất lượng hình ảnh vượt trội hơn, cung cấp cho người dùng một sản phẩm lâu bền và có thể sử dụng mà không phải "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa". Tại sao QLED có thể làm điều đó?

QLED 2018 – TV “miễn nhiễm” với hiện tượng lưu ảnh - Ảnh 2.

Đầu tiên, QLED được cấu tạo từ vật liệu vô cơ nên có độ bền cao hơn hẳn so với vật liệu hữu cơ dùng trên OLED. Hơn nữa Samsung còn đưa vào lớp chấm lượng tử có chức năng điều chỉnh ánh sáng phát ra từ đèn nền lên từng pixel riêng biệt bằng cách sử dụng các tần số cao hoặc thấp.

Nhờ vậy QLED cho ra hình ảnh với màu sắc rực rỡ, hình ảnh sống động nhưng đảm bảo độ bền vượt trội.

Điểm cần lưu ý rằng TV LCD LED vẫn có thể gặp hiện tượng burn-in dù tỉ lệ này thấp hơn so với OLED hay Plasma trước đây. Còn riêng với QLED sử dụng cấu trúc cải tiến đặc biệt, "miễn nhiễm" với vấn đề này trong điều kiện sử dụng thông thường.

Thực tế, trong một thử nghiệm được thực hiện bằng cách cho các game thủ nổi tiếng Hàn Quốc chơi game liên tục trên màn hình OLED và QLED. Kết quả là sau khoảng 12 giờ thì TV OLED xuất hiện bóng mờ trong khi đó QLED thì không.

Khách quan hơn, Rtings, chuyên trang đánh giá TV rất uy tín, đã làm thử nghiệm độc lập và đánh giá rằng TV QLED 2018 là mẫu TV không bị burn-in vĩnh viễn, không bị lưu ảnh tạm thời (đạt 10/10 điểm cho hai hạng mục này).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại